Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Đời sống
  2. Thế giới

Nga, Mỹ chạy đua chế tạo máy bay ném bom chiến lược mới (P2)

Mai Khánh Chi
Thứ tư, 07/05/2014, 16:24 (GMT+7)
likefb
sharefb

(Tinmoi.vn) Hiện nay, lực lượng không quân chiến lược cốt lõi của Nga và Mỹ vẫn đang được trang bị những chiếc máy bay ném bom tầm xa thế hệ cũ. Chính vì vậy hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đang tập trung nghiên cứu và phát triển ném máy bay bom chiến lược thế hệ mới nhằm trang bị cho không quân trong tương lai.

Sự kiện

Khí Tài - Quân Sự

Ad
  • Trung Quốc đang đầu tư máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất
  • Gần 40 máy bay ném bom chiến lược Nga tập trận gần Nhật Bản
  • Sức mạnh của máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sau nâng cấp
  • Nga, Mỹ chạy đua chế tạo máy bay ném bom chiến lược mới (P1)

(Tinmoi.vn) Hiện nay, lực lượng không quân chiến lược cốt lõi của Nga và Mỹ vẫn đang được trang bị những chiếc máy bay ném bom tầm xa thế hệ cũ. Chính vì vậy hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đang tập trung nghiên cứu và phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới nhằm trang bị cho không quân trong tương lai.

Dự án máy bay ném bom chiến lược LRS -B của Mỹ

Quân đội Mỹ đang tập trung cao độ để phát triển và hoàn thiện phiên bản máy bay ném bom chiến lược mới nhằm thay thế hàng loạt máy bay B-52 đang được trang bị cho lực lượng không quân hiện nay.

Máy bay B-52 được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ trước, nên hiện chúng khá lỗi thời và không đáp ứng được yêu cầu của quân đội. Theo các chuyên gia vũ khí, máy bay LRS–B được xây dựng phải có phạm vi hoạt động lên đến hàng chục nghìn km có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không hiện đại của đối phương. Để làm được điều này chiếc máy bay LRS–B phải được trang bị công nghệ tàng hình, cùng với các hệ thống điện tử tác chiến tối tân cho phép máy bay luôn có được những dữ liệu cần thiết và thực hiện tốt moi nhiệm vụ được giao.


Mô hình máy bay ném bom chiến lược LRS-B của Mỹ

Trong những năm gần đây, do cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài nên Lầu Năm Góc buộc phải làm việc trong điều kiện cắt giảm ngân sách quân sự liên tục. Do vấn đề kinh phí nên hàng loạt dự án vũ khí bị ảnh hưởng, trong đó có dự án phát triển máy bay LRS–B. Kế hoạch là vào năm 2015 sẽ ra phiên bản thử nghiệm khó có thể thực hiện được và phải lùi đến năm 2018.

Yêu cầu đối với máy bay mới LRS-B được cập nhật liên tục, nhưng những đặc điểm chung của chúng trong những năm gần đây vẫn không thay đổi. Ví dụ, vào đầu năm 2011, quân đội Mỹ cho rằng tổng chi phí của chương trình LRS-B không được vượt quá 50 tỷ USD. Đối với số tiền này được cho là để mua 175 máy bay LRS–B và sẽ có 10 đến 12 phi đội và luôn có lượng dự trữ khoảng 50 máy bay LRS-B.

Tại sao chiến tranh trong tương lai không có máy bay ném bom hạng nặng tham chiến
"Rò rỉ" hình ảnh máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc trên mạng
15 máy bay ném bom H-6K của TQ có đặc tính chiến thuật gì đáng chú ý?
Nên đọc

Theo các nguồn tin tức được tiết lộ, vận tốc của máy bay LRS–B cũng giống như máy bay PAK DA của Nga, chúng sẽ bay với vận tốc cận âm. Phạm vi hoạt động của máy bay LRS–B lên tới hơn 9000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Chúng có thể mang theo được các loại bom và tên lửa tấn công tầm xa và hoàn toàn có khả năng mang theo được cả các loại vũ khí hạt nhân.

Máy bay ném bom B-LRS phải có khả năng thực hiện sứ mệnh của mình trong bất kỳ môi trường và bất kỳ thời tiết nào. Máy bay được thiết kế để làm sao cần phải đảm bảo sự sống còn của máy bay khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên lãnh thổ đối phương. Máy bay LRS-B được trang bị hệ thống điện tử mới nhất, cho phép quan sát tình hình chiến trường và chia sẻ thông tin với các cơ sở chỉ huy và máy bay khác.

Đáng chú ý nhất đó là máy bay ném bom chiến lược LRS–B không có người lái. Máy bay LRS–B được coi là đỉnh cao công nghệ hàng không của Mỹ. Vào cuối tháng 2/2014, Tư lệnh Không quân công bố kế hoạch mới cho các máy bay ném bom chiến lược tiềm năng. Bây giờ người ta cho rằng chiếc máy bay mới sẽ sẽ được sản xuất hàng loạt sau năm 2020. Ở giữa thập kỷ tới, không quân Mỹ sẽ nhận được chiếc máy bay LRS–B đầu tiên.

Hai dự án nhằm phát triển các thế hệ máy bay ném bom tầm xa của không quân chiến lược Mỹ và Nga là khác nhau rõ rệt, mặc dù chúng có một số đặc điểm chung. Trong khi Nga vẫn duy trì là máy bay có người lái thì Mỹ đã không còn sử dụng phi công cho máy bay ném bom thế hệ mới nhưng máy bay ném bom PAK DA của Nga mang tới trọng lượng gấp 3 lần trọng lượng vũ khí mà LRS–B có thể mang được.

Các chuyên gia cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm thể khẳng định phiên bản máy bay nào tối ưu hơn. Có chăng thì ít nhất là phải vài năm sau khi các máy bay này ra đời và đi vào trang bị thực tế cho quân đội thì chúng ta mới có những đánh giá xác thực nhất.

H.Y (Theo Top War)

Mai Khánh Chi (t/h)

Nguoi dua tin
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Từ khóa:
không quân chiến lược Nga
máy bay bom chiến lược

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'tai Mickey' nở rộ bất chấp những nguy hiểm và đau đớn thú cưng phải đối diện

10 thành phố xanh nhất thế giới

Top 10 thành phố đông dân nhất thế giới

Ai là người có IQ cao nhất thế giới năm 2024?

Top 10 quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới 2023

Điểm danh những loài động vật sống lâu nhất trên Trái Đất

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn