Trong 18 tháng qua, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành hơn 8.000 cuộc không kích và tiêu diệt khoảng 20.000 chiến binh của Nhà nước Hồi giáo IS nhưng nhóm khủng bố này dường như chưa có dấu hiệu bị đánh bại, các nhà phân tích phương Tây nói.
Họ cho rằng chính việc thiếu phe đối lập đáng tin trên mặt đất và sự đoàn kết giữa các quốc gia trong liên minh chống lại IS đã cho phép nhóm khủng bố này theo đuổi mục tiêu thành lập một "Caliphate" - đế chế Hồi giáo bị chi phối bởi luật Sharia - bên ngoài lãnh thổ Iraq và Syria.
Theo lẽ thường, trong những năm gần đây, một cuộc chiến tranh không thể chiến thắng nếu chỉ thông qua sức mạnh trên không. Điều này càng được khẳng định thông qua chiến dịch đa quốc gia chống lại IS khi mà nhóm này vẫn thích nghi và tồn tại sau các cuộc tấn công chống lại nó, Jeremy Binnie, biên tập viên mảng Trung Đông của tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly nói với The Media Line. "Trước khi các cuộc không kích bắt đầu, mọi người sẽ thấy IS có chính quyền, trại huấn luyện, trang thiết bị quân sự mà nhìn thấy được từ trên không", ông lý giải. Nhưng khi các cuộc không kích nhắm tới IS, một "quá trình tiến hóa" xảy ra, theo đó, các chiến binh đã học được cách bảo vệ mình khỏi các cuộc không kích hoặc tấn công.
"IS điều chỉnh để thích nghi với chiến dịch không kích - nó đã phân tán tài sản, cố gắng di chuyển trong dân thường, sử dụng các phương tiện dân dụng", ông Binnie nói.
Đây là chiến thuật tiêu chuẩn được các chiến binh du kích hiện đại sử dụng. Nó cho phép một lực lượng vượt qua các cuộc tấn công của đối thủ công nghệ cao. Vì lý do này, dù Mỹ và các đồng minh của họ có thể gây thương vong với số lượng lớn thì họ vẫn không thể làm được gì khi IS giảm bớt kích thước lãnh thổ của mình lại.
Vai trò của bộ binh luôn luôn cần thiết để chiếm giữ lãnh thổ. Việc có những máy bay thân thiệt có thể hỗ trợ cho các chiến binh trên mặt đất bằng cách gây thiệt hại cho đối thủ nhưng vẫn cần có sự góp mặt của bộ binh. Theo một số chuyên gia, vấn đề đối với Mỹ và các đồng minh của họ là thiết tình nguyện viên để thực hiện vai trò này.
Sau hai cuộc chiến tranh tốn kém và không phổ biến tính chính trị tại Iraq và Afghanistan, chính quyền Mỹ không muốn đưa bộ binh vào Trung Đông lần nữa. Ông Barack Obama khi được bầu làm tổng thống Mỹ đã hứa giảm số lượng quân ở cả 2 mặt trận, vì vậy, ngoài các cuộc tấn công thường xuyên của Lực lượng Đặc biệt, có rất ít khả năng Mỹ triển khai bộ binh tới để phản ứng lại với IS.
Căn cứ không quân Kweyris tại Aleppo, Syria. Ảnh: Getty |
Chính quyền Obama sẽ chọn phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng mặt đất tại địa phương như Mỹ đã làm và giành được thành công lớn khi bắt đầu chiến dịch ở Afghanistan cuối năm 2001. Các chiến binh thuộc Liên minh Phương bắc Afghanistan đã tăng cường truy quét các phần tử Taliban và được hậu thuẫn bởi những cuộc không kích của NATO. Một chiến lược tương tự cũng được sử dụng tại Libya trong quá trình lật đổ chính quyền Muammar Ghaddafi. Nhưng hiện Mỹ không có đồng minh phù hợp trên mặt đất tại Syria và Iraq.
Các đơn vị người Kurd tại Syria và Iran được coi là đồng minh có hiệu quả nhất của Mỹ trong chiến tranh trên bộ, ông Binnie cho biết. Tại một trong những thất bại nặng nề nhất của IS, nhóm này đã mất quyền kiểm soát thành phố Kobani ở phía bắc Syria sau khi tung ra một nguồn lực và các chiến binh lớn tới để chiếm giữ thị trấn này. Các đơn vị người Kurd được liên quân hậu thuẫn đã có khả năng đẩy lùi IS sau vài tuần giao tranh ác liệt.
Thật không may, đây không phải là mô hình có thể áp dụng tại các khu vực bên ngoài lãnh thổ của người Kurd, ông Binnie giải thích. Tại những khu vực như thế này, các chiến binh người Kurd bị người dân địa phương coi là kẻ xâm lược. Một số tổ chức nhân quyền đã cáo buộc các chiến binh người Kurd liên quan đến những tội ác chiến tranh và cố xua đuổi dân thường Sunni khỏi những khu vực và họ đã chiếm được.
Ở Iraq, tại những khu vực chính phủ (do Mỹ hậu thuẫn) nắm quyền, quân đội đã đáu tranh để giành lại lãnh thổ đã mất vào tay IS. Tại nơi mà quân đội Iraq thành công, chủ yếu là quanh Baghdad, họ đã nhận được sự giúp đỡ của chiến binh người Shiite. Những tổ chức vũ trang này thường chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí được Iran tài trợ, biên tập viên của Janes nói. Một số nhóm còn liên quan tới các trận đánh với quân đội Anh, Mỹ trong thời gian họ ở Iraq và trở thành những đồng minh đáng ngờ đối với liên minh chống IS. Ngoài ra, nếu họ tiến vào khu vực lớn của người Sunni, họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề tương tự như chiến binh người Kurd. Các nhóm này cũng đã phải chịu một số cáo buộc về tội ác chiến tranh trong năm qua.
"Vấn đề là Mỹ đã chọn rời xa cuộc chiến này và chỉ đạo từ phía sau", Nir Boms, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông Dayan, ĐH Tel Aviv nói với The Media Line. Ông lý giải rằng bởi Mỹ không tạo dựng sự liên lạc quân sự với lực lượng chiến binh Syria trong những năm đầu của cuộc nội chiến Syria nên họ không thể dựa vào các nhóm này khi cần tới họ. Mặc dù nỗ lực huấn luyện và trang bị cho các nhóm phiến quân ôn hòa tại Syria nhưng tất cả lại không thành công bởi "mối quan hệ không được hình thành đủ sâu sắc", theo ông Boms.
Ngoài những vấn đề của bộ binh, hàng loạt các nước phương Tây và Ả Rập Sunni cùng với Mỹ đã rạn vỡ quan hệ. "Liên minh đang mất dần các đối tác Ả Rập... họ ngày càng quan tâm tới việc chiến đấu chống lực lượng dân quân Shia tại Yemen thay vì chiến đấu chống người Sunni tại Syria và Iraq", ông Boms nói. Một liên minh gồm các nước vùng Vịnh, do Saudi Arabia dẫn đầu, đã bắt đầu không kích tại Yemen để hỗ trợ cho chính phủ người Sunni địa phương bắt đầu từ năm nay. Điều này diễn ra đã làm giảm hiệu quả của liên quân chống IS do Mỹ cầm đầu.
Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của liên quân chống IS đã thêm vào sự thiếu thống nhất này, Ely Karmon, một chuyên gia về khủng bố tại Trung tâm liên ngành ở Herzliya (IDC) nói với The Media Line. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có phần lớn người Sunni và là nước có quân đội lớn thứ hai trong NATO, chỉ sau Mỹ. Tuy vậy, nước này đã trì hoãn việc cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự để tấn công IS, ông Karmon cho biết. Tệ hơn, khi Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào các hoạt động không kích chống IS, họ đã lấy đây làm cái cớ để tấn công những nhóm chiến binh người Kurd với những lý do riêng bất chấp việc các nhóm này là đồng minh của Mỹ.
Kết quả, "loại liên minh mà Mỹ đang cố tạo dựng lại khá tạp nham và có những lợi ích mâu thuẫn nhau", Karmon kết luận.
Thêm vào những lý do này là việc Nga triển khai không quân tới Syria trong thời gian gần đây. Quân đội của Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu các cuộc không kích theo lời "nhờ vả" của chính quyền Syria và bị cáo buộc là tập trung nỗ lực chống lại những nhóm phiến quân khác chứ không phải IS. Điều này chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn trong khu vực và hạn chế hiệu quả của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Làm thế này để điều này có thể thay đổi sau khi IS nhận trách nhiệm bắn rơi máy bay chở khách của Nga. Các nhà điều tra vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ tai nạn khi máy bay chở khách mang 224 người bị rơi tại bán đảo Sinai, Ai Cập. Nhưng nếu sự việc là do IS làm, ông Putin có thể chịu áp lực từ quê nhà để nhắm tới nhóm khủng bố này một cách chủ động hơn.
Khả năng phục hồi của IS phải được đặt trong viễn cảnh. Mặc dù liên quân của Mỹ không có khả năng vô hiệu hóa và tiêu diệt IS thì nhóm này vẫn không có khả năng mở rộng và giờ đây đang bị cô lập tại vùng đất mà tứ phía là kẻ thù.
Bảo Linh (theo The Media Line)