Tin mới

Nga không kích IS: Tất cả các bên đều “ngư ông đắc lợi”

Thứ hai, 05/10/2015, 14:06 (GMT+7)

Nga là người có thể đảo ngược thế cân bằng của các lực lượng ở Syria và đưa cuộc xung đột tiến tới kết thúc, một nhà báo Anh tuyên bố.

Nga là người có thể đảo ngược thế cân bằng của các lực lượng ở Syria và đưa cuộc xung đột tiến tới kết thúc, một nhà báo Anh tuyên bố.

Việc Nga không kích IS tại Syria sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Ảnh: Sputniknews

Chuyên gia về Trung Đông, anh Patrick Cockburn đã viết trên blog của mình và được tờ Independent đăng tải lại như sau: Một trong những vấn đề chính để ngừng hoặc xuống thang cho cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria đó là tất cả các bên có liên quan phải đủ mạnh để bảo vệ "những nơi yếu điểm của họ" nhưng đồng thời thiếu sức mạnh để "đánh bại" đối thủ.

Theo Cockburn, sự ca thiệp của Moscow vào Syria có thể mang lại kết quả: Nga là cường quốc có thể thay đổi đến trò chơi và ảnh hưởng tới các đồng minh trong quá trình này.

"Để Nga can thiệp hoàn toàn vào Syria tốt hơn là đứng ngoài lề bởi điều này tạo cơ hội giúp lấy lại quyền kiểm soát tình hình bị mất bấy lâu nay. Nga có thể giúp ông Assad nắm quyền tại Damascus. Nhưng sức mạnh để làm được điều này cũng có thể điều chỉnh hành vi và tác động quyền lực của ông theo hướng giảm bạo lực, ngừng bắn tại địa phương và chia sẻ quyền lực trong khu vực", Cockburn viết.

Nhà bình luận nhấn mạnh rằng lập trường của Washington và các đồng minh của họ về vấn đề Syria dựa trên niềm tin vô lý là: Gốc rễ của tất cả rắc rối là Assad. Phát huy lý lẽ này sẽ dẫn tới sự tan rã mô hình tại Syria như Iraq và Libya hoặc để lại hậu quả ít tiêu cực hơn, có thể gây phức tạp do cuộc chiến đang diễn ra tại đây.

Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu, dẫn tới những cuộc chiến mới tại Trung Đông và Bắc Phi. Mỹ không bị bất cứ cường quốc nào chống lại khi can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, thiết lập chế độ bù nhìn. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị như Nicolas Sarkozy và David Cameron ca ngợi việc lật đổ Muammar Gaddafi tại Syria, nhưng họ lại thờ ơ trước sự hỗn loạn và bất ổn chính trị của nước này.

Cockburn đã phân biệt các mặt trận bên trong và bên ngoài đang đánh nhau với một bên khác trên lãnh thổ Syria. Đây dường như là một mớ mâu thuẫn.

Ví dụ, cuộc xung đột giữa al-Assad và "các phiến quân" là sự chồng chéo bế tắc giữa các nhóm dòng Sunni và Shiite cũng như sự bế tắc giữa người Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, người Ả Rập.

Iran đang chống lại Saudi Arabia và Mỹ thì đang đối đầu với Nga.

Còn nhóm chiến binh IS thì đang chiến đấu chống lại tất cả những người trên cùng một lúc. Sau khi các kế hoạch lật đổ chế độ Assad của phương Tây từ năm 2011-2012 thất bại, họ quay sang phát triển một chiến lược mới.

[mecloud]DZdO8fO3kk[/mecloud]

Nhà báo Anh đã tổng kết rằng cuộc chiến chống IS nên thống nhất giữa các bên. Nga và Iran nên tham gia đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ông Assad phải tiếp tục ngồi ở vị trí Tổng thống nhưng ngừng bắn phá các khu vực do phe đối lập kiểm soát.

Cockburn kết luận rằng các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia và một số nước quân chủ vùng Vịnh đang kiểm soát nhiều nhóm chiến binh trong cuộc xung đột tại Syria nhưng họ sẽ theo đuổi những mục tiêu khác nhau chứ không phải tìm kiếm sự thỏa hiệp.

[mecloud]tOh3W1xDbl[/mecloud]

Bảo Linh (theo Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: IS