Dù quen thuộc với các hình ảnh trên cỗ bài tây nhưng bạn có biết mỗi nhân vật trên lá bài J, Q, K đều là một nhân vật lịch sử. Người được in trên lá bài Q bích chính là nữ hoàng Eleanor huyền thoại.
Nữ hoàng Eleanor xứ Aquitaine (1122-1204) là một trong những nhân vật quyền lực và có ảnh hưởng nhất thời trung cổ. Được thừa kế tài sản kếch xù khi mới 15 tuổi, bà trở thành người phụ nữ được cánh mày râu săn đón nhiều nhất thời bấy giờ. Cuối cùng, bà trở thành nữ hoàng Pháp, nữ hoàng Anh và dẫn đầu một cuộc thập tự chinh đến Đất Thánh. Eleanor cũng là người thiết lập và bảo tồn nhiều nghi lễ hiệp sĩ của triều đình.
Eleanor sinh ra tại miền nam nước Pháp ngày nay. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã được cha Công tước xứ Aquitaine, William X giáo dục rất kỹ. Bà thông thạo văn học, triết học, ngôn ngữ và mọi giáo lý cung đình để có thể trở thành người thừa kế của cha mình.
Là một người ham mê kỵ mã, Eleanor có một cuộc sống năng động cho đến khi kế thừa tước vị của cha và những vùng đất rộng lớn khi ông qua đời năm bà 15 tuổi. Lúc bấy giờ, bà trở thành nữ công tước xứ Aquitaine và là phụ nữ độc thân được săn đón nhất châu Âu.
Eleanor được nhà vua nước pháp giám hộ và chỉ trong vài giờ được hứa hôn với con trai, người thừa kế của ông, Louis. Đức vua đã cử một đội hộ tống gồm 500 người đến để truyền tin cho Eleanor và đưa cô đến nơi ở mới.
Louis và Eleanor kết hôn vào tháng 7/1137 nhưng họ có rất ít thời gian tìm hiểu nhau trước khi vua cha Louis lâm bệnh và qua đời. Trong vòng vài tuần sau đám cưới, Eleanor nhận thấy mình đang sở hữu cung điện Cîté tồi tàn ở Paris. Vào ngày lễ giáng sinh cùng năm, Louis và Eleanor lên ngôi vua và hoàng hậu của Pháp.
Những năm đầu nắm quyền của Louis và Eleanor đầy rẫy những cuộc tranh giành quyền lực với các chư hầu và Giáo hoàng ở Rome. Louis còn trẻ và hiếu chiến, đã có một loạt sai lầm về quân sự, ngoại giao, gây mâu thuẫn với Giáo hoàng và một số lãnh chúa quyền lực hơn.
Xung đột lên đến đỉnh điểm sau cuộc thảm sát hàng trăm người vô tội ở thị trấn Vitry. Cảm thấy tội lỗi vì vai trò của mình trong thảm kịch này suốt nhiều năm, Louis đã đáp lại lời kêu gọi của Giáo hoàng về một cuộc thập tự chinh vào năm 1145. Eleanor đã cùng chồng tham gia chuyến hành trình đầy nguy hiểm về phía tây đó.
Cuộc thập tự chinh không diễn ra suôn sẻ, Eleanor và Louis ngày càng bị ly gián. Sau nhiều năm chật vật, Louis bị công chúng chỉ trích ngày càng nhiều. Cuối cùng, hai người tuyên bố hủy bỏ hôn ước vào năm 1152. Hai con gái của họ do nhà vua giám hộ.
Trong vòng 2 tháng sau khi hủy hôn, Eleanor đã kết hôn với Henry, Bá tước Anjou và Công tước xứ Normandy. Cô từng bị đồn là có quan hệ tình cảm với cha của chồng mới và có quan hệ mật thiết với chồng mới hơn là với Louis, nhưng cuộc hôn nhân đã diễn ra. Trong vòng 2 năm, Henry và Eleanor lên ngôi vua và nữ hoàng Anh.
Cuộc hôn nhân của Eleanor với Henry thành công hơn cuộc hôn nhân đầu của cô, mặc dù không thiếu những xích mích và bất hòa. Henry và Eleanor thường xuyên tranh cãi, nhưng họ đã sinh 8 người con với nhau trong khoảng thời gian từ năm 1152 - 1166. Vai trò của Eleanor trong khoảng thời gian Henry cầm quyền không được biết đến mặc dù cô là người phụ nữ có năng lực và học vấn. Chỉ đến khi ly hôn Henry thì Eleanor mới tái xuất trở lại. Lý do đổ vỡ hôn nhân lần hai không rõ ràng nhưng nó có thể bắt nguồn từ sự không chung thủy của Henry.
Thời gian Eleanor làm chủ vùng đất của riêng mình ở Poitiers (1168-1173) đã tạo nên huyền thoại về Cung điện tình yêu. Tại đây, bà khuyến khích một nền văn hóa hiệp sĩ trong các cận thần có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học, thơ ca, âm nhạc và văn học dân gian.
Mặc dù một số câu chuyện về cung điện vẫn còn gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ nhưng có vẻ như Eleanor đã cùng con gái Marie tạo dựng một cung điện tập trung vào tình yêu kiểu hiệp sĩ và nghi lễ tượng trưng được những người hát rong háo hức đón nhận. Cung điện này đã thu hút các nghệ sĩ, nhà thơ và góp phần vào việc làm nảy nở văn hóa, nghệ thuật.
Năm 1173, con trai của Eleanor là “Young” Henry chạy sang Pháp, dường như âm mưu chống lại cha mình và chiếm lấy ngai vàng nước Anh. Eleanor, được cho là tích cực hỗ trợ kế hoạch của con trai chống lại chồng. Bà đã bị bắt và bỏ tù vì tội phản quốc. Sau khi bị bắt, bà đã bị giam cầm tại các thành trì, lâu đài khác nhau ở Anh suốt 16 năm.
Sau nhiều năm nổi loạn và nổi dậy, "Young" Henry cuối cùng bị bệnh và chết vào năm 1183. Trước khi chết, ông cầu xin cha thả tự do cho mẹ. Vua Henry đã thả Eleanor và cho phép bà trở lại Anh vào năm 1184. Sau đó, bà trở lại hoàng cung ít nhất một lần mỗi năm, cùng nhà vua tham gia các sự kiện và thực hiện một số nghi lễ với tư cách nữ hoàng.
Vua Henry II qua đời vào tháng 7/1189 và con trai họ là Richard lên kế vệ. Hành động đầu tiên của ông là giải thoát cho mẹ khỏi nhà tù, khôi phục hoàn toàn tự do cho bà. Eleanor cai trị với tư cách nhiếp chính còn Richard thay cha lãnh đạo cuộc Thập tự chinh lần thứ 3.
Khi cuộc thập tự chinh kết thúc, Richard trở về Anh và cai trị đến khi qua đời vào năm 1199. Eleanor sống đến khi chứng kiến con trai út của mình là John lên ngôi. Cuối đời, bà nghỉ hưu tại tu viện Fontevraud và qua đời năm 1204.
>> Xem thêm: Nữ hoàng Elizabeth II trở thành quốc vương trị vì lâu nhất thế giới