Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc giục Trung Quốc không leo thang tình hình ở biển Hoa Đông, với thái độ trả lời chắc chắn và bình tĩnh, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hôm thứ hai.
Ông Suga, tránh văn phòng nội các Nhật Bản. Ảnh: RT |
Phát biểu được đưa ra sau khi một tàu chính phủ Trung Quốc đi vào vùng biển gần khu vực Nhật Bản coi là lãnh hải của mình vào cuối tuần qua.
Ngày chủ nhật, một con số kỷ lục của các lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và các tàu khác của chính phủ nước này đi vào khu vực của vùng biển xung quanh một nhóm đảo nhỏ tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Vụ việc tiếp tục làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai quốc gia.
Sự tham gia của 14 tàu chính phủ Trung Quốc vào vùng biển tiếp giáp, nơi cảnh sát chỉ được phép tiến hành các hoạt động hải quan và nhập cư trái phép, đã diễn ra bất chấp phản đối lặp đi lặp lại của Nhật Bản gần đây, quy mô của những vụ việc trước đó nhỏ hơn. Một số tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã tiến sâu vào khu vực mà Nhật Bản coi là vùng biển riêng của mình, chính phủ Nhật Bản cho biết.
Trước đó vào tối thứ 7, Nhật Bản cũng đã xác nhận về việc Trung Quốc lắp đặt các radar quân sự trái phép trên một số trạm khoan ở khu vực biển Hoa Đông.
Trước đó, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cùng nhau khai thác các tài nguyên trên vùng biển tranh chấp. Nhưng thỏa thuận này đã đổ vỡ kể từ khi nổ ra tranh chấp về quần đảo Sensaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc có tranh chấp biển với hầu hết các quốc gia có vùng biển tiếp giáp với vùng biển của nước này. Căng thẳng nhất là các diễn biến liên quan đến biển Hoa Đông và biển Đông nơi Trung Quốc đưa ra tuyên bố phi lý về "đường lưỡi bò" với mưu đồ chiếm đến 90% diện tích của biển Đông.
Bất chấp việc tòa án quốc tế đã ra phán quyết phủ quyết tuyên bố về "đường lưỡi bò" sau vụ kiện của Philippines, Trung Quốc vẫn ngang nhiên coi thường luật pháp quốc tế và tiếp tục các tuyên bố phi lý của mình về các vùng biển tranh chấp.
Quý Vũ (Reuters)