Ngày 3/4/1975, quân đội Mỹ, dưới sự chỉ huy của tổng thống Gerald Ford đã tiến hành chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn trẻ em Việt được xác định làm con nuôi rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay.
Ngày 4/4/1975, một chiếc máy bay vận tải C-5A bay đến Tân Sơn Nhất để chuyển cho quân đội Sài Gòn vũ khí. Theo kế hoạch đã định, ở chiều bay về, máy bay này mang theo 300 người trong đó có nhân viên sứ quán Mỹ và nhiều trẻ nhỏ Việt Nam để mở đầu cho chiến dịch Babylift.
Những đứa trẻ được đưa đi là trẻ mồ côi ở nhiều độ tuổi. Các em có thể mất bố mẹ vì chiến tranh, bị bỏ rơi, là con của lính Mỹ với phụ nữ Việt trong thời chiến tranh. Trong ảnh là cảnh một nhân viên người Mỹ đặt từng em nhỏ vào hộp, thắt dây an toàn trước khi đưa lên máy bay. Ảnh: DIA.mil
Người Mỹ rêu rao rằng những đứa trẻ được đưa đi phàn lớn là con lai của lính Mỹ và họ làm vậy là thể hiện chút trách nhiệm cuối cùng.
Họ có tham vọng đưa 70.000 trẻ em Việt Nam rời quê hương. Theo một số tài liệu phương Tây như Operation babylift, The Legacy of Operation Babylift cho biết: Từ ngày 4/4 đến 26/4/1975, chiến dịch Babylift đã mang 3.300 trẻ em Việt Nam đến Mỹ, Canada, châu Âu và Úc… Trong ảnh là Chỉ huy hải quân Mỹ John S. McCain thăm trại trẻ mồ côi Holt ở Sài Gòn ngày 30/10/1974. Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều trẻ em có cha là quân nhân Mỹ.
Chiếc máy bay vận tải C-5A cất cánh được hơn 1 giờ thì bắt đầu bốc cháy sau tiếng nổ to ở phía sau. Đúng theo thiết kế, chiếc máy bay này chỉ có thể chở hơn 100 người nhưng nó đã chở tới 300 người. Do đó, mặt nạ ô xy thiếu trầm trọng. Phi hành đoàn phải quay đầu lại sân bay Tân Sơn Nhất nhưng không kịp. Khi còn cách Sài Gòn khoảng trên 10 km, chiếc máy bay bắt đầu rơi và vỡ tan tành. Sau vụ nổ, chỉ còn 170 người lớn và trẻ em sống sót với nhiều thương tích. Tuy gặp thảm kịch hàng không, quân đội Mỹ vẫn tiến hành chiến dịch từ ngày 5/4 đến 26/4 với hơn 30 chuyến bay. Chuyến bay cuối cùng chở trẻ em Việt Nam rời khỏi Sài Gòn cất cánh ngày 26/4/1975, ba ngày trước khi người Mỹ hoàn toàn sơ tán khỏi Việt Nam. Theo ước tính của Mỹ, các phi cơ đã đưa gần 2.700 trẻ em rời Việt Nam. Ảnh: NBC
Một phụ nữ Mỹ vỗ về trẻ em trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Sau đó, các em trở thành con nuôi trong các gia đình ở Mỹ, Canada, Australia và Pháp. Ảnh: DIA.mil
Một quân nhân Mỹ chăm sóc trẻ em Việt Nam trong chuyến bay rời Sài Gòn. Sau này, chương trình Babylift trở thành chủ đề tranh cãi và chỉ trích từ chính dư luận Mỹ. Ảnh: DIA.mil
Bọc ngoài bằng những danh nghĩa nhân đạo nhưng thực tế, chiến dịch Babylift là một âm mưu chính trị đê hèn của các quan chức chính quyền Sài Gòn khi chế độ của họ đã đến cơn hấp hối. Theo hồi ký của ông Nguyễn Văn Hàm, nguyên là giáo sư, nghị sỹ của Hạ viện Sài Gòn trước năm 1975 (được đăng trên website Haylentieng.vn) thì cuộc di tản trẻ em này hoàn toàn mang động cơ tuyên truyền chính trị.
Các tình nguyện viên Mỹ đưa trẻ em lên xe bus ra sân bay ngày 11/4/1975. Những đứa trẻ này sau đó sẽ được đưa làm con nuôi của các gia đình nước ngoài
Việc đưa hàng ngàn trẻ em, trong đó có những trẻ vốn vẫn có cha mẹ rời khỏi quê hương đã gây ra nhiều cảnh ly biệt cho các gia đình và những hệ lụy cho xã hội mãi về sau
Tổng thống Gerald R. Ford bế một em bé Việt Nam khi máy bay hạ cánh ở Mỹ. Ảnh: Daily Beast
Những đứa trẻ trên chuyến bay đầu tiên rời khỏi Sài Gòn nhìn ra bên ngoài qua cửa sổ của máy bay DC 8 thuộc hãng hàng không World Airways.
Một cặp vợ chồng người Mỹ nhận Jennie Noone, một bé gái Việt Nam trong chương trình Babylift, làm con nuôi vào ngày 5/6/1975. Noone là một trong số ít trẻ em trên máy bay C5A may mắn sống sót sau tai nạn ngày 4/4. Nhiều thập kỷ qua, dù sống trong sự thương yêu của bố mẹ nuôi, Noone vẫn liên tục tìm kiếm gốc gác, cội nguồn bản thân. Ảnh: Daily Beast
Những trẻ em Việt Nam trong chuyến bay từ Sài Gòn đến thành phố San Francisco ở Mỹ, tháng 4/1975
Bảo Linh (Tổng hợp)