Ăn khoai lang thay cơm để giảm cân
Theo các bác sĩ, khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể dùng thay cơm. Trong khoai lang vẫn chứa lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Ăn khoai lang dài ngày thay cơm có thể dẫn đến việc tích đường trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh cũng như làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Người bệnh thận ăn nhiều khoai lang dễ mắc thêm bệnh tim mạch. Nguyên nhân, khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, đặc biệt là kali. Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cùng bị hạn chế, gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, gây yếu tim...
Do đó, người bị bệnh thận thậm chí còn được khuyến cáo không nên ăn khoai lang.
Người hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi chướng bụng. Nếu muốn ăn nên ăn vừa phải, ăn ít một và chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần, không nên ăn kéo dài gây tổn thương hệ thống tiêu hóa.
Ăn cả vỏ
Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ thì lại không tốt cho hệ tiêu hóa chút nào vì trong vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm.
Ngoài ra, khi mua khoai lang bạn cũng không nên chọn những củ khoai bị sần, hoặc thậm chí có những nốt nâu đốm giống như bị ong châm, vì những củ khoai như vậy thường có khả năng bị nhiễm độc hoặc bị hỏng, ăn vào có hại cho sức khỏe.
Ăn khoai lang có đốm đen
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan.
Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé.
Ăn khoai lang kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C
Ăn trái cây họ cam quýt, chanh, giấm và các thực phẩm giàu vitamin C khác cùng với khoai lang có thể dẫn đến mất vitamin C và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Ăn khoai lang kết hợp với quả hồng
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5 giờ trở lên. Bởi vì sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Hướng dẫn bạn mẹo bảo quản khoai lang
Đặt khoai lang ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt. Khoai lang không thích điều kiện quá ẩm ướt, điều này giúp kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. Thứ 2: Khoai lang nên bảo quản ở nơi tối vì ánh nắng sẽ làm khoai lang nảy mầm nhanh. Tốt nhất nên chọn phòng bảo quản tối, mát. 3: Không nên cho khoai lang vào tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp sẽ khiến tinh bột trong khoai lang chuyển hóa thành đường, ảnh hưởng đến mùi vị.
Khi thưởng thức khoai lang ngon, chúng ta phải chú ý đến “kẻ thù không đội trời chung” của khoai lang, đó là không nên ăn chung với một số loại thực phẩm nhất định.