Không ăn cơm nguội
Rất nhiều gia đình có thói quen ăn cơm nguội vì tiết kiệm và tiện lợi. Tuy nhiên, cơm nguội là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhiều tinh bột và đường nên rất dễ nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.
Ở nhiệt độ thông thường, các bào Tử vi khuẩn trong cơm đã nấu sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện cho phép các vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi. Đặc trưng của cơm nguội là nhanh thiu và chỉ cần nhìn màu cơm ngả vàng, không kết dính là có thể thấy tình trạng cơm đang phân hủy. Khi đó, chúng ta không nên ăn cơm mà cần bỏ đi.
Theo các chuyên gia, bảo quản cơm ở tủ lạnh chỉ nên sử dụng trong 24 giờ, không nên lưu trữ quá lâu. Nhiều gia đình còn có thói quen gom cơm nguội cả tuần lại rồi để rang. Điều này không tốt vì để quá lâu vi sinh vật hoạt động mạnh.
Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe, mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm.
Những người không nên ăn cơm nguội: Người đau dạ dày, phụ nữ sau sinh, người già và trẻ nhỏ.
Không ăn quá nhiều cơm
Thành phần chủ yếu trong cơm là chất bột đường, vì vậy nếu chúng ta ăn quá nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây tăng cân và tăng nguy cơ tiểu đường... Chính vì vậy, dù thích ăn cơm đến mấy thì bạn cũng chỉ nên ăn không quá 3 bát/ngày.
Nên thay cơm bằng các loại ngũ cốc, đậu... vì chúng có chứa nhiều carbohydrates phức hợp, giúp điều hòa sự hấp thụ đường, đồng thời, thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo.
Nên ăn ít cơm vào bữa tối. Ăn quá nhiều cơm có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa, sau đó, bữa tối ăn nhẹ nhàng.
Không nên ăn cơm chan nước canh
Việc ăn cơm chan nước canh là một thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, có một số lý do mà mọi người khuyên không nên ăn cơm dùng kèm với nước canh:
- Hấp thụ chất dinh dưỡng: Khi bạn ăn cơm và chan nước canh vào, nước canh có thể làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng. Đặc biệt, nước canh pha loãng chất dinh dưỡng, giảm hiệu quả hấp thụ.
- Làm mất vị: Nước canh khi chan vào cơm có thể làm mất vị tự nhiên của cơm và các món ăn khác, giảm trải nghiệm ẩm thực.
- Tăng nguy cơ tăng cân: Nếu bạn thường xuyên ăn cơm kèm với nước canh có hàm lượng natri cao hoặc chứa nhiều calo, điều này có thể tăng nguy cơ tăng cân và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
- Nguy cơ tăng natri: Nếu nước canh bạn sử dụng có chứa nhiều muối, việc thường xuyên ăn cơm chan nước canh có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá mức natri, gây nguy cơ cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Ăn cơm chan nước canh có thể làm tăng lượng nước trong dạ dày, làm giảm nồng độ axit dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Không ăn cơm quá nhanh, nhai không kỹ
Thói quen ăn cơm quá nhanh không chỉ khiến vị giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến cơm chưa được nghiền nát, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, vô tình làm tổn hại niêm mạc dạ dày.
Đồng thời, khi chúng ta ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến cơm và thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, gây chướng bụng sau ăn.
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc ăn cơm nhanh và không nhai kĩ sẽ không tốt cho dạ dày. Lúc này, cơm sẽ không được nghiền nhỏ mà cứ thế đi xuống, gây gánh nặng cho dạ dày.