Rau mùi ăn vào tốt ngang nhân sâm tổ yến
Rau mùi là loại rau gia vị vô cùng quen thuộc trên mâm cơm Việt, loain rau này còn được sử dụng để trang trí, giúp món ăn thêm phần đẹp mắt hơn khi bày biện lên mâm cơm.
Với sức khỏe con người, rau mùi còn là Cây thuốc giúp tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc.
Đặc biệt, rau mùi hoạt động giống như một loại thuốc chống co thắt, làm thư giãn các cơ tiêu hóa, nhờ đó mà tình trạng rối loạn đường ruột được cải thiện. Thêm rau mùi vào chế độ ăn hàng ngày có thể giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và tần suất đau bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Tía tô có tác dụng đối với sức khỏe
Tía tô là loại rau có vị cay, tính ấm, làm ra mồ hôi, tiêu đờm. Theo Đông y, tính ấm trong tía tô có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Đặc biệt tía tô có khả năng chống lại các tế bào ung thư đam tiềm ẩn trong cơ thể nhờ một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô.
Bên cạnh việc ăn sống, bạn cũng có thể đun nước tía tô hàng ngày với liều lượng khoảng 300-400ml/ngày.
Cây tỏi cũng là bài thuốc chữa bệnh
Bên cạnh phần củ, lá tổi cũng có tá dụng với sức khỏe bởi nó có nhiều dưỡng chất không kém giúp phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng cường hệ đường huyết, miễn dịch. Bên cạnh đó, tỏi còn có Công dụng xua đuổi côn trùng.
Loại lá này có thể giúp tối ưu hóa khả năng hoạt động của tim mạch, từ đó tránh được các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Bạc hà tốt cho hệ tiêu hóa
Bạc hà bên cạnh là gia vị trong nhiều món ăn còn có tác dụng làm hạ sốt, dùng chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, chán ăn hoặc chứng khó tiêu, đau bụng đi ngoài.
Lá bạc hà, rửa sạch để ráo nước, giã nát đắp lên da trị mụn, sẹo thâm do mụn, đem lại làn da sáng đẹp.