Chính quyền Obama có ít lựa chọn tốt, chỉ sở hữu các đòn bẩy hạn chế trong việc đáp trả lại những lời lẽ ngày càng thù địch của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đang mở rộng vòng tay về phía Trung Quốc.
Trong nhiều tháng, Washington đã "ngó lơ" những lời lăng mạ chống Mỹ của Duterte. Nhưng nhà lãnh đạo Philippines đã đẩy sự việc lên một cấp độ mới vào thứ năm khi ông tuyên bố sẽ "tách" khỏi đồng minh lâu năm Hoa Kỳ và quay sang hợp tác với Bắc Kinh, thậm chí là cả Moscow, hai đối thủ chiến lược chính của Mỹ.
Duterte muốn Trung Quốc thế chỗ Mỹ. Ảnh: Reuters |
Những phát biểu mới nhất của Duterte được đưa ra khi chỉ còn chưa đến ba tuần nữa là diễn cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, làm dấy lên nhiều nghi ngờ hơn nữa về mối quan hệ đồng mình bảy thập kỷ gữa Hoa Kỳ-Philippine. Đồng thời việc này còn đe dọa làm suy yếu thêm Chính sách "xoay trục" của Tổng thống Barack Obama nhằm hướng đến châu Á nhằm tạo một đối trọng với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ngoài ra, Hiệp định "Hợp tác Quốc phòng nâng cao" cũng có khả năng bị đe dọa, đây là hiệp định đạt được dưới thời người tiền nhiệm của Duterte, cho phép Hoa Kỳ di chuyển tàu, máy bay, và các nhân viên thông qua năm căn cứ của Philippines, đây là một toan tính rất được coi trọng trong việc đưa sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đến trước ngưỡng cửa của Trung Quốc.
Lưu tâm đến bản chất bốc đồng của Duterte, chính quyền Obama đã thực hiện những bước đi cẩn thận cho đến nay. Chính quyên của ông Obama luôn tìm cách tránh khiêu khích trực tiếp ông ấy ngay cả khi cuộc chiến chống ma túy của ông ấy gây thiệt mạng cho hàng ngàn người, các quan chức Hoa Kỳ nói.
Một quan chức Mỹ giấu tên, cho biết đã có một cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi trong thời gian gần đây về mức độ chỉ trích đối với chính phủ Duterte trong vấn đề nhân quyền và những kết luận được thông qua hôm đó không mạnh mẽ như một số phụ tá mong muốn.
Hoa Kỳ đã nỗ lực để công khai các nghi vẫn liên quan đến chiến dịch chống ma túy của Duterte, chiến dịch đã làm hơn 3.000 người đã thiệt mạng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu. Điều này đã làm Duterte vô cùng tức giận. Ông đã chế giễu Obama là "đồ chó đẻ" và nói ông Obama hãy "cút xuống địa ngục."
"Chúng ta không nên nói gì, vì mỗi khi chúng ta lên tiếng, ông ta lại dùng đó làm cái cớ để tuôn ra những lời tục tĩu," Murray Hiebert, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. "Tôi việc Hoa Kỳ cứ liên tục công kích ông ta sẽ không mang lại hiệu quả thực sự."
Có những ý kiến ở Washington cho rằng Duterte vẫn có thể xoay trở lại với Hoa Kỳ - nếu anh ông ta thấy điều đó phù hợp với lợi ích của mình.
"Không ai đặt câu hỏi rằng liệu có phải Duterte đang cố gắng chơi một trò chơi cũ rích, lôi chúng ta ra để chống lại Trung Quốc," một quan chức Hoa Kỳ giấu tên cho biết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết hôm thứ Năm rằng Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm một lời giải thích từ Duterte về tuyên bố "tách" khỏi Mỹ mà ông đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng cần có giới hạn đối với những tuyên bố "khó hiểu" và "mâu thuẫn không thể giải thích" đối với mối quan hệ chặt chẽ giữa Washington và Manila.
Sự khó lường của Duterte
Các quan chức Hoa Kỳ đang lo ngại về sự bất trắc của Duterte, nhưng cho biết mặc dù Duterte rất "mạnh mồm" những cho đến hiện tại, vẫn chưa có cuộc tập trận quân sự nào bị hủy bỏ hay một yêu cầu chính thức về sự thay đổi rõ ràng trong các mối quan hệ an ninh.
Chính quyền Obama không quyết liệt với Duterte. Ảnh: Trbimg |
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang xấu đi, nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ về châu Á, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel, sẽ tới thăm Manila vào cuối tuần này theo những gì mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết là một chuyến đi đã được dự kiến từ trước. Ông ấy sẽ tìm cách làm rõ ý kiến của Duterte, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Nếu chọn cách phản ứng mạnh mẽ hơn với những mối bận tâm về nhân quyền, Hoa Kỳ có thể quyết định cắt giảm viện trợ quân sự cho Philippines, hoặc làm cho mức độ viện trợ phụ thuộc vào số người thiệt mạng trong chiến dịch ma túy hay yêu cầu về các thủ tục pháp lý chặt chẽ hơn.
Nhưng các quan chức Philippines đã tuyên bố rằng họ có thể sống mà không cần đến sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, và sẵn sàng quay sang đàm phán với Trung Quốc và Nga. Qua đó cho thấy họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở những nơi khác.
Bộ trưởng thương mại của Duterte, Ramon Lopez, cho biết có tổng cộng 13,5 tỷ đô la trong giao dịch sẽ được ký kết trong chuyến thăm của Duterte tới Trung Quốc, mặc dù đến nay vẫn chưa rõ bao nhiêu trong số đó là dưới hình thức giao dịch chính thức chứ không phải là thỏa thuận sơ bộ. Nhà Trắng cho biết hiện tại số tiền Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp vào Philippines là khoảng hơn 4,7 tỷ đô.
Các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy, người có một tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề chính sách đối ngoại, đã cho biết họ sẽ xem xét lại các điều kiện viện trợ của Hoa Kỳ cho Philippines nếu việc giết người tiếp tục diễn ra.
Washington đã cung cấp cho Philippines hàng triệu đô la viện trợ quân sự bổ sung trong hai năm qua như là một phần của một nỗ lực nhằm củng cố quan hệ đồng minh để chống lại việc Trung Quốc theo đuổi yêu sách lãnh thổ rộng lớn tại Biển Đông.
Kurt Campbell, một cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, người có thể sẽ có một vai trò trong chính quyền nếu bà Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, là một trong số những người kêu gọi một thái độ cứng rắn hơn về vấn đề nhân quyền.
"Những gì đang xảy ra ở Philippines đã bắt đầu ra những đặt câu hỏi lớn hơn và đáng quan tâm hơn," ông nói.
"Tôi nghĩ sẽ rất khó khăn để chúng tôi có thể thực hiện một ý tưởng kiểu như: 'Không, không, chúng tôi sẽ bỏ qua điều này và âm thầm duy trì hoạt động quân sự và chiến lược của chúng tôi '."
Quý Vũ (Reuters)