(Tinmoi.vn) Khi còn là thượng nghị sĩ, ông Barack Obama đã giành 48 triệu USD trong quỹ tài trợ liên bang để giúp Ukraine phá hủy hàng ngàn tấn súng đạn – vũ khí, thứ mà hiện nay quân đội nước này đang rất cần.
Vào tháng 8/2005, bảy tháng sau khi nhậm chức, ông Obama đã đến Donetsk, đông Ukraine cùng với Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Indiana Dick Lugar cùng tham quan khu vực chứa vũ khí.
Hai người đã gặp nhau tại Kiev cùng Tổng thống Victor Yushchenko để thực hiện Chương trình Hợp tác Giảm thiểu mối đe dọa của vũ khí hạt nhân bao gồm pháo binh, vũ khí, vũ khí chống máy bay và các loại đạn dược khác.
Theo tin tức sau khi dừng chân tại London, các thượng nghị sĩ trở về Washington và tuyên bố Mỹ nên dành kinh phí để đẩy nhanh việc thiêu hủy hơn 400.000 vũ khí hạng nhẹ, 1.000 tên lửa chống máy bay và hơn 15.000 tấn đạn dược.
Thượng nghị sĩ Barack Obama kiểm tra số đạn pháo đã ngừng hoạt động tại một nhà kho ở Donetsk, Ukraine và cho rằng Quốc hội nên rải ngân để thúc đẩy tiêu hủy số vũ khí này.
Ông Obama làm việc với thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Dick Lugar (bên trái) để giám sát việc tiêu hủy các vũ khí từ thời Xô Viết
Các hình ảnh từ chuyến đi cho thấy ông Obama kiểm tra một nhà máy chứa đạn pháo từ thời Liên Xô với những tên lửa vác vai bám đầy bụi bặm, tàn dư để lại cho Ukraine sau khi Liên Xô rút khỏi đây.
Liên hợp quốc xác nhận có 7 triệu vũ khí hạng nhẹ và 2 triệu tấn đạn dược thông thường được lưu kho và hơn 80 vũ khí nằm rải rác trên toàn quốc. Khi nhìn vào số vũ khí tại Donetsk trong các bức ảnh, nhiều chuyên gia vũ khí trả lời tờ Dailymail rằng đây là những đạn dược cần thiết giúp đẩy lùi quân Nga khi họ tiến sát phía tây, nếu chúng không bị phá hủy.
Hai chuyên gia cho biết đạn dược, đặc biệt là những vũ khí hạng nhẹ sẽ giúp Ukraine huấn luyện lực lượng vũ trang và dự trữ hàng triệu quân. “Có một số lượng lớn vũ khí thông thường và thiết bị quân sự được tích lũy ở Ukraine. Một số kho vũ khí này có từ thời Chiến tranh thế giới I và II nhưng hầu hết đều được tích lại sau khi Liên Xô rút khỏi Đông Đức, Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan. Chúng ta cần loại bỏ những kho vũ khí này để đảm bảo an toàn cho người dân Ukraine và người dân trên thế giới, phải loại bỏ chúng khỏi những cuộc xung đột trên thế giới”. Hơn 1 năm sau, Tổng thống George W.Bush đã ký thông qua dự luật do Obama và Lugar đề nghị.
Năm 2006, Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko (trái) đã có cuộc gặp gỡ với ông Lugar và ông Obama tại Kiev.
Sau đó, ông Obama cho biết “việc thực hiện chương trình Hợp tác Giảm thiểu mối đe dọa đã loại bỏ hàng ngàn loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng chúng ta cần làm nhiều hơn để ngăn số vũ khí thông thường như tên lửa chống máy bay không rơi vào tay những kẻ khủng bố”.
Phần lớn số vũ khí nhỏ của Ukraine đã được xuất khẩu từ thời ông Yushchenko. Năm 2008, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết từ năm 2004-2007, Dịch vụ kiểm soát Xuất khẩu Ukraine báo cáo với Liên hợp quốc rằng đất nước này đã xuất 721.777 vũ khí hạng nhẹ đến 27 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Mỹ là quốc gia thu mua lớn nhất với hơn 260.000 vũ khí, sau đó là Anh và Libya, mỗi nước nhập khẩu hơn 101.000 thiết bị. Luồng vũ khí xuất khẩu vẫn tiếp tục, hàng trăm ngàn thiết bị được xuất khẩu mỗi năm từ súng ngắn, súng trường cho đến súng máy hạng nặng, vũ khí chống tăng.
Nhưng khi đối diện với 130.000 binh sĩ Ukraine hùng mạnh không có AK-47 trên tay như hiện nay, quân đội Nga đã không gặp phải sự kháng cự nào từ những sư đoàn thiết giáp hay pháo hạng nặng khi đổ bộ vào Crimea.
Mời các bạn xem thêm clip Khủng hoảng Ukraine, Nga nổ phát súng cảnh cáo đầu tiên
Bảo Linh (Theo Dailymail)