Tại thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật - năm nay là 70 năm kỷ niệm Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc - xuất hiện tin đồn ông Abe thừa nhận chuẩn bị kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc.
Theo Duowei News, một hãng truyền thông của Trung Quốc tại nước ngoài, những nhận xét gây bão của ông Abe được đưa ra trong cuộc họp báo với các phương tiện truyền thông hàng đầu trong nước tại một khách sạn hạng sang ở Tokyo, sau khi trà dư tửu hậu.
Trích dẫn tuần báo Nhật Bản, Shukan Gendai, tờ Douwei nói rằng ông Abe được cho là đã khơi mào để hứng lời chỉ trích nặng nề từ lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Katsuya Okada. Thủ tướng Nhật đã có những lời huênh hoang, rỗng tuếch khi tuyên bố cựu thủ tướng thường thốt ra "những lời vô nghĩa" và DJP đã "hết thời". Ông cũng bị cáo buộc là đã chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc, thừa nhận nỗ lực thay đổi lệnh cấm tự vệ tập thể thời hậu chiến của Nhật Bản (quyền được tham chiến để hỗ trợ đồng minh ngay cả khi Nhật Bản không chịu đe dọa trực tiếp) là một phần chiến lược của Tokyo để hỗ trợ Mỹ nhắm tới hành vi quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ với một số láng giềng tại khu vực này.
Theo website, đáp lại những cáo buộc trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu làm rõ và một lời giản thích từ chính phủ Nhật Bản. Các quan chức Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc và các quan chức ngoại giao được trang web dẫn lời cho biết họ vẫn chưa đọc các bài báo và sẽ đưa ra lời hồi đáp về sự việc này.
Nếu các báo cáo là chính xác, những bình luận này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tính cách của ông Abe, người đã đưa ra hàng loạt động thái liên quan đến quân đội kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ 2 vào năm 2012 và chuyến thăm đến đền Yasukuni Shrine gây tranh cãi của ông vào tháng 12/2013. Tuy nhiên, những bình luận này lại được đưa ra trong một cuộc họp cá nhân, tại sao lại không công khai? Nếu những bình luận này là do chính quyền Abe cố tình đem ra làm mồi cho truyền thông thì cuối cùng họ muốn gì?
Ông Abe đang thúc đẩy xung đột?
Xe tăng của Lực lượng tự vệ mặt đất Nhật Bản khai hỏa trong cuộc tập trận tại Gotenba, quận Shizuoka, tháng 8/2014 |
Một số người xem việc công bố những bình luận này là động thái cố ý của ông Abe sau khi đã giảm được căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc, giảm được áp lực chính trị trong nước để nhắm tới cơ hội sửa đổi hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của đất nước. Những tin tức về các bình luận này đều nhằm vào việc đặt nền móng cho sử đổi hiến pháp, theo Duowei. Ông Abe rất có thể đang thử phản ứng của cộng đồng quốc tế và người dân trong nước đối với những ý tưởng trên.
Kịch bản này là có khả năng bởi nếu bữa tối hôm ấy hoàn toàn riêng tư thì việc htoong tin bị rò rỉ là rất khó. Cũng không có khả năng truyền thông Nhật bịa đặt một câu chuyện như vậy, Duowei nhận định.
Có 3 lý do để chính quyền Abe cố tình công bố những bình luận trên.
Thứ nhất, có thể, sự biểu hiện ý chí trở thành đồng minh chống lại Trung Quốc của Nhật Bản đối với Mỹ sẽ giúp Hiến pháp được thay đổi. Chính quyền Abe đóng vai trò quan trọng trong xoay trục châu Á của Mỹ và họ đã có những động thái lặp đi lặp lại để khẳng định yêu sách lãnh thổ đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông (Senkaku/Điếu Ngư). Nhật Bản đã quốc hữu hóa 3 đảo tại đây vào tháng 9/2012. Duowei nói rằng đây là cách để Nhật Bản thể hiện ý chí muốn giúp Mỹ chống Trung Quốc.
Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama, người ở nhiệm sở chưa tới 1 năm (từ 2009-2010) trước khi từ chức đã đẩy Nhật Bản xa Mỹ bằng cách Chính sách đối ngoại, đồng thời tăng cường quan hệ với châu Á. Tuy nhiên, ông Abe lại có động thái ngược lại, tăng cường quan hệ với Mỹ với hy vọng Washington sẽ hỗ trợ các động thái hướng tới bình thường hóa quân sự của chính quyền mình.
Năm ngoái, Mỹ đã ủng hộ việc thu hồi lệnh cấm quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản và năm nay, 2 nước đã ký một phiên bản Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Nhật mới. Điều này có nghĩa là ông Abe đã đảm bảo sự hỗ trợ quân sự cho Mỹ, đồng thời cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Trung Quốc đủ làm hài lòng các cử tri và lãnh đạo doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, điều này là không chắc chắn. Không biết ông Abe có thể được hỗ trợ đảm bảo để sửa đổi hiến pháp trong nước hay không khi mà có một vài cuộc biểu tình với quy mô lớn diễn ra kể từ khi ý tưởng này được đưa ra thảo luận. Mỹ vẫn chưa đưa Nhật Bản tiến lên để sửa đổi hiến pháp. Những bình luận của ông Abe có thể buộc Mỹ phải tuyên bố lập trường của mình và sẽ thử phản ứng của các nước láng giềng của Nhật.
Một lý do khác khiến những tin tức trên có thể đã bị rò rỉ là để tiết lộ ý định của Nhật và Mỹ liên quan đến Biển Đông. Nếu Mỹ và Nhật Bản giành kiểm soát Biển Đông, điều này sẽ là trở ngại đáng kể đối với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Thậm chí, ngay cả khi họ không thể chiến thắng trong việc đối đầu với Trung Quốc tại khu vực, việc khuấy động căng thẳng sẽ cho phép cả Nhật và Mỹ cải thiện quan hệ với các nước ASEAN có yêu sách tại khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, do đó, cản trở sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bảo Linh (Theo Wantchinatimes)