Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Đời sống
  2. Cuộc Sống

Rằm tháng 7: Cúng ngày nào tốt nhất? Cần làm điều gì để tổ tiên ban lộc?

Hà Anh
Thứ bảy, 30/07/2022, 18:54 (GMT+7)
likefb
sharefb

Trong Rằm tháng 7, nhiều người không khỏi thắc mắc chuyện cúng ngày nào là tốt nhất và cần làm điều gì để tổ tiên có thể ban lộc cho con cháu là điều mà nhiều người thắc mắc. 

Sự kiện

Rằm tháng 7

Bạn quan tâm
  • NÓNG: Điều kiện hưởng lương hưu năm 2022 mới nhất
  • NÓNG: 3 chính sách mới về tiền lương đối với viên chức từ 8/2022
  • NÓNG: Chi tiết 4 trường hợp được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu
Ad

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Đây được xem là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ và cũng được xem là ngày xá tội vong nhân (cúng cô hồn) để cầu siêu cho những linh hồn vất vưởng. 

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào và giờ nào thì tốt, cùng tìm hiểu những thông tin thú vị nhất qua bài viết này nhé. 

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày hoàng đạo nào trong năm 2022?

Theo như Lịch Vạn niên năm 2022 thì ngày 13 tháng 7 tức ngày 10 tháng 8 dương lịch là ngày rất tốt, Xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ và là ngày hoàng đạo, ngày tốt để có thể cúng Rằm tháng 7. 

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày hoàng đạo nào luôn là câu hỏi của nhiều gia chủ. Ảnh: Internet
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày hoàng đạo nào luôn là câu hỏi của nhiều gia chủ. Ảnh: Internet

Người dân có thể linh động cúng từ ngày mùng 2 cho đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 bởi theo như quan niệm dân gian, ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ 'mở cửa' nên sau ngày này, những người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ cúng được nữa. 

Ngoài ra cũng có quan niệm khác cho rằng vào ngày Rằm tháng 7 sẽ có nhiều vong hồn đi lang thang, các cụ không nhận được đồ gì của con cháu cúng tế, chính vì thế người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước và có thể bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 âm lịch. 

Đặc biệt, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu do đó các gia đình cần làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước khi thực hiện lễ cúng cô hồn. 

Rằm Tháng 7 cúng vào giờ nào tốt nhất?

Đối với lễ cúng cô hồn thì nên cúng vào chiều tối, diễn ra vào giờ Dậu (17h - 19h) là tốt nhất. Đây được xem thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được. 

Đối với lễ cúng tổ tiên, thần linh thì các gia chủ nên cúng vào 11h- 12h trưa để tổ tiên có thể nhận lễ cúng tốt hơn. 

Rằm tháng 7 và cách cúng đúng chuẩn văn hoá cổ truyền 

1. Lễ cúng Phật

Nếu như gia đình bạn theo đạo Phật và có ban thờ Phật tại nhà thì không nên bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào Rằm tháng 7. 

Mâm cỗ cúng cũng không cần phải chuẩn bị cầu kỳ mà quan trọng là tấm lòng thành kính của các gia chủ, bạn chỉ cần chuẩn bị mâm cúng chay hoặc bày biện đĩa hoa quả tươi để dâng lên bàn thờ Phật. Lễ cúng Phật sẽ được tiến hành vào buổi sáng. 

2. Lễ cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên. Ảnh: Internet

Các gia đình có thể làm mâm cúng chay hoặc mặn để cúng gia tiên tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh. Nhưng đa số mọi người sẽ làm mâm cỗ cúng mặn vào ngày này. 

Ngoài mâm cơm cúng, bạn cần chuẩn bị các lễ vật khác như: Trầu cau, hương, trà, vàng mã, trái cây... để tiến hành lễ cúng gia tiên. 

Những bước thực hiện lễ cúng gia tiên: 

Chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo vào dịp Rằm tháng 7, tháng cô hồn. Ảnh: Internet

- Chuẩn bị mâm cỗ cúng và văn khấn. 

- Trang phục nghiêm túc, chỉnh tề.

- Bày biện lễ vật và mâm cúng trên/trước bàn thờ gia tiên. 

- Thắp nhang và đèn cầy để chuẩn bị cúng mời các vị gia tiên. 

- Đọc to và rõ ràng nội dung bài cúng gia tiên vào Rằm tháng 7 sau đó khấn vái để mời gia tiên hưởng lễ vật và báo cáo vào ngày Rằm. 

- Sau khi nhang cháy hết thì hạ mâm cúng và mang vàng hương đi hoá và thụ lộc. 

3. Lễ cúng cô hồn 

Lễ cúng cô hồn thường được tiến hành vào buổi chiều tối và được thực hiện ngoài sân, ngõ chứ không được làm ở trong nhà. Các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7 gồm: 

- 1 đĩa muối trắng

- 1 đĩa gạo, nước, hương và đèn dầu, nến và hoa tươi, mía, cháo trắng nấu loãng, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc...

    ** Lưu ý: 

    - Mâm lễ cúng cô hồn không được cúng đồ mặn vì có thể khơi dậy được lòng tham, sân si của các cô hồn. 

    - Lễ cúng cần được hoàn thành trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch.

    >>XEM THÊM: 15 điều tuyệt đối kiêng kỵ trong tháng cô hồn, tránh rước họa vào thân 

   ** Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.

Hà Anh (t/h)

Theo ArtTimes
Theo dõi Tinmoi.vn trên

Tin liên quan

  • Bài cúng rằm tháng 7, văn khấn rằm tháng 7 đầy đủ chuẩn nhất 
  • Những điều kiêng kỵ khi cúng rằm tháng 7 để tránh vận xui vào nhà
  • Tránh 4 sai lầm đặt bàn thờ rằm tháng 7: Vợ chồng dễ khắc khẩu, lục đục
Từ khóa:
Rằm tháng 7
cúng tổ tiên
mâm cúng Rằm tháng 7
mâm cúng cô hồn
Vu lan báo hiếu
lễ vu lan

Cùng chuyên mục

Cập nhật KQXS Vietlott siêu nhanh, siêu chính xác tại Xổ Số Hoàng Kim

Vì sao cách vay tiền bằng cà vẹt xe máy vẫn “sống khỏe”?

Sàn gỗ nhựa Việt Pháp - Xu hướng vật liệu xây dựng bền vững

Giải mã 5 điều người nuôi thú cưng hiện đại cần quan tâm khi chọn thức ăn cao cấp cho thú cưng

Người bán rau lâu năm nhắc nhỏ: Chớ nên mua cải thảo khi có 3 dấu hiệu này

Sử dụng giấy phép lái xe bị mờ ảnh có bị phạt?

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn