Tin mới

Những điều kiêng kỵ khi cúng rằm tháng 7 để tránh vận xui vào nhà

Thứ sáu, 20/08/2021, 17:46 (GMT+7)

Không chỉ chuẩn bị tươm tất mâm cúng rằm tháng 7 hay văn khấn rằm tháng 7 mà những điều kiêng kỵ trong khi cúng cũng vô cùng quan trọng.

Rằm tháng 7 là một trong những lễ tiết quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Đây không chỉ là ngày xá tội vong nhân mà trong đạo Phật còn là lễ Vu Lan báo hiếu. Trong những ngày này, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7, văn khấn cúng Rằm tháng 7 để người dương tránh những vận xui trong "tháng cô hồn". Đồng thời cũng như tích đức, tích phước cho con cháu, xóa tội cho "vong linh" của người thân đã khuất.

Ảnh internet
Ảnh internet

Năm 2021, Lễ Vu Lan rằm tháng 7 rơi vào Chủ nhật ngày 22/8 dương lịch (tức 15/7 âm lịch). Tuy nhiên, khi cúng rằm tháng 7 cũng phải kiêng kỵ những điều sau đây để tránh gặp những xui xẻo.

  • Trang phục cúng rằm tháng 7: Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Song Hà – Tổng Giám đốc tại Công Ty Phong Thuỷ VNN tiết lộ rằng khi cúng cô hồn hoặc tham gia lễ cúng chúng sinh thì nên mặc màu đỏ, hồng, cam, vàng, xanh và những màu tươi sáng. Không nên lựa chọn trang phục màu đen hoặc trắng đen vì đây là những màu biểu hiện của tang tóc.
  • Cơ thể sạch sẽ trước ngày thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng 7: Người chủ lễ cúng chúng sinh không sinh hoạt tình dục trước đó 2 ngày, cần giữ thân thể thanh tịnh. Những món ăn liên quan đến mắm tôm, mắm tép, tỏi, tiết canh, cá chép, rùa, rắn, lươn, trạch, ba ba,  thịt chó, thịt mèo. Ngoài ra cũng cần phải kiêng uống rượu cao hổ cốt hay rượu rắn hoặc ngâm động vật, kiêng bôi mỡ trăn
  • Không cúng chúng sinh trong nhà: Theo quan niệm, cúng "cô hồn" trong nhà thì những tà vong sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng sẽ lưu luyến không rời khỏi nhà, quấy nhiễu người sống trong ngôi nhà đó. Nếu nhẹ thì bị bóng đè, duyên âm, nặng thì bị tâm thần bất ổn, ốm đau liên miên. Do đó, nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng kí cúng ở đình, chùa...
  • Tránh không để trẻ em gần mâm cúng khi đã lên hương: Theo quan niệm, trẻ nhỏ phần hồn phách chưa đủ định lực trước những năng lượng tâm linh mang tính âm cao nên để xa trẻ khỏi mâm cúng vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe trước các "vong hồn" vừa tránh việc trẻ ăn vụng đồ cúng.
  • Không nhất thiết đọc tên tuổi, địa chỉ: Trong văn khấn cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải đọc tên tuổi địa chỉ của mình và người thân.
  • Nên mang theo người đồng tiền bạc có mặt chữ Phúc hoặc chữ Thọ tượng hình khi cúng "cô hồn": Trong lúc cúng chúng sinh mà thấy bất an thì có thể dùng nón rách mang theo để đốt rồi hơ quanh mình. Bên cạnh đó, cũng cần mang theo củ tỏi, dao, nếu cảm thấy gai gai người thì  lấy dao bổ tỏi ép nước bôi vào giữa trán, nhân trung, sau gáy và vùng xương đĩa đệm cuối lưng.
  • Nếu thấy chó mèo đến ngồi gần mâm cúng thì nên cầu cúng nhanh chóng bởi rất có thể đang có một thế lực tâm linh mang năng lượng âm cực vượng ở gần lễ cúng mà con người thì năng lượng dương yếu hơn có thể sẽ bị áp chế nên không tốt cho việc ngồi lâu. Còn nếu bướm, chuồn chuồn hay đom đóm bay đến thì đây chỉ là những thiện vong đến hưởng đồ cúng nên cứ bình tĩnh cúng tiếp.
  • Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã: Nếu hóa vàng bừa bãi có thể khiến những tà vong bu đến đi theo người đốt vàng mã.
  • Cúng chúng sinh xong hay vừa ra nghĩa trang xong trước khi bước vào cửa chính nam đi qua lửa 7 lần, nữ đi qua lửa 9 lần mới được đi vào.
  • Sau khi hoàn tất cúng cô hồn thì vào nhà phải thay trang phục ngay và chuẩn bị sẵn nồi nước gồm xả, hương nhu, mùi thơm, lá bưởi, lá nếp... đun sôi để nguội xông nhanh 10 - 15 phút (không tắm). Những người có tiền sử đột quỵ, yếu bóng ví, huyết áp thấp, người già....thì nên làm việc này.
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news