Từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của NLĐ sẽ tăng so với năm 2021 nên điều kiện hưởng lương hưu của người lao động do đó cũng có sự thay đổi theo.
Căn cứ vào Điều 74 Luật BHXH năm 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng được tính theo cách áp dụng từ ngày 1/1/2018 trở đi được nêu rõ, mức lương hưu hàng tháng của NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu sẽ được tính bằng 45% mức thu nhập bình quân tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm có tham gia BHXH thì NLĐ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.
Từ năm 2022 trở đi, lao động nam đủ điều kiện về hưu có tối thiểu 20 năm tham gia BHXH là có thể được hưởng lương hưu.
Trong khi đó, lao động nữ đủ điều kiện về hưu chỉ cần có tối thiểu 15 năm đóng BHXH là có thể nhận mức lương hưu 45%.
Theo như quy định trên, cách tính số năm đóng BHXH để được nghỉ hưu được hưởng lương tối đa như sau: Từ năm 2022, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được mức lương hưu tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, là mức lương hưu tối đa.
>>XEM THÊM: Trường hợp nào không cần đủ tuổi vẫn được hưởng lương hưu?
Lao động nữ đóng đủ 30 năm BHXH đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu tối đa.
Tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi), Bộ LĐTBXH đã đề xuất sửa đổi nhiều nội dung có liên quan đến chế độ hưu trí.
Trong đó, Bộ LĐTBXH đề cập đến việc sửa đổi số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, hướng đến còn 10 năm.
Mức hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được tính toán sao cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho NLĐ cao tuổi, người có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi về BHXH.