Bên cạnh việc lo ngại hệ thống phòng thủ THAAD mà Mỹ mới triển khai tới Hàn Quốc, Trung Quốc còn muốn phát triển tàu ngầm hạt nhân do kho vũ khí hạt nhân của nước này quá nhỏ bé so với Nga, Mỹ.
Sợ Mỹ, Trung Quốc liều đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương (P1)
Trung Quốc có kho đầu đạn hạt nhân chỉ bằng 1/27 của Mỹ
Điều làm PLA quan ngại hơn nữa đó là kho vũ khí hạt nhân tương đối nhỏ của Trung Quốc (khoảng 260 đầu đạn hạt nhân so với 7.000 đầu đạn của mỗi nước Nga, Mỹ), trong đó đa số là tên lửa phóng từ mặt đất, ngày càng dễ bị tổn thương khi bị tấn công, cho dù là bằng vũ khí hạt nhân hay thông thường.
Phòng thủ tên lửa không phải là nỗi lo duy nhất. Trung Quốc đang lo về tên lửa siêu thanh mới được triển khai trong chương trình Prompt Global Strike của Mỹ. Chương trình này nhằm phát triển loại tên lửa dẫn đường chính xác, bắn được tới bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong 1 giờ.
Trung Quốc đang phát triển một tên lửa tương tự nhưng các quan chức của họ sợ rằng kho vũ khí hạt nhân nước này quá nhỏ, gần như có thể bị xóa sổ hoàn toàn chỉ với vài tên lửa mà không được thông báo từ phía Mỹ.
Nếu không có khả năng đáp trả một cuộc "phản công", Trung Quốc sẽ không có sự răn đe mang ý nghĩa nào cả. Chính phủ của ông Tập Cận Bình khẳng định nước này không có kế hoạch từ bỏ nguyên tắc "không là người sử dụng đầu tiên". Nhưng các quan chức quân đội của họ lại cho rằng việc phát triển vũ khí của Mỹ khiến họ không có lựa chọn nào nào khác ngoài việc nâng cấp và mở rộng kho vũ khí để duy trì khả năng đánh chặn đáng tin.
Có vẻ như đã có một số cuộc thảo luận về việc chuyển sang Chính sách "bắn cảnh báo", bắn vũ khí của Trung Quốc trước khi bị trúng tên lửa. Nhưng điều này dường như là quan điểm của thiểu số.
Cách tiếp cận đa số đó là bám lấy tư thế răn đe hiện tại, đánh trả quyết liệt một khi Trung Quốc bị tấn công. Mục tiêu cốt lõi là phải có được khả năng phản công "có thể tồn tại" và "xâm nhập được". Các tàu ngầm, tuần tra ở các vùng biển sâu, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đầu tiên, các quan chức quân sự Trung Quốc nói.
Một tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Ngong Shuen Chau, Hong Kong. Ảnh: Reuters |
Chạy đua vũ trang nhằm xóa sổ kho vũ khí Mỹ
Trung Quốc đã tiến hành thử tên lửa Ju Lang 2 (Sóng khổng lồ) cho mục đích đó. Và mỗi tàu ngầm lớp Jin có thể mang tới 12 chiếc tên lửa loại này. Một phần để giúp thâm nhập vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Trung Quốc gần đây bắt đầu gắn nhiều đầu đạn hạt nhân lên tên lửa lớn nhất của họ - DF-5. Điều này đã khiến Lầu Năm Góc quan ngại. Một số chuyên gia xem đây là bước đi đầu tiên trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân khổng lồ nhằm xóa sổ kho vũ khí của Mỹ.
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến Vũ khí hạt nhân tại Đông Á, thuộc viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Montery cho rằng có một mối nguy hiểm khi cả 2 bên hiểu nhầm ý định của nhau.
Trong cuốn sách về đầu đạn hạt nhân do viện trung tâm nghiên cứu Stimson phát hành, ông Lewis viết: "Với mong muốn rõ ràng của Trung Quốc là áp đảo phòng thủ tên lửa của Mỹ, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều đầu đạn hạt nhân - cho dù có mục tiêu độc lập hay không - sẽ trở thành một tính năng răn đe của Trung Quốc. Điều ngạc nhiên là mất quá nhiều thời gian để chúng được đưa vào sử dụng".
"Những gì mà các chiến lược gia phương Tây coi là đáng báo động thì phía Trung Quốc lại xem đó là sự cần thiết để tăng cường răn đe... Các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc, không như phía phương Tây, cho đến nay vẫn có cái nhìn thoải mái đến ngạc nhiên về những mối đe dọa hạt nhân. Trong khi đó, một số chiến lược gia ở Mỹ lại có chiều hướng hình dung ra những kịch bản tồi tệ nhất".
Bằng chứng cho sự tiếp cận "thoải mái" hơn của Trung Quốc đó là quãng thời gian dài dể triển khai các đầu đạn hạt nhân, 2 thạp kỷ sau khi phát triển công nghệ cần thiết. Trung Quốc cũng đã mất chừng ấy thời gian để triển khai các tàu ngầm tên lửa hạt nhân.
Một phần là do công nghệ này khó làm chủ. Ông Wu Riqiang lập luận rằng các tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc (tàu Type 094) đến nay vẫn chưa sẵn sàng. Chúng quá ồn và có thể dễn dàng bị tàu ngầm tấn công Mỹ định vị. Chúng sẽ không bao giờ vượt qua được chuỗi đảo đầu tiên ở ngoài khơi Trung Quốc và đi vào giữa Thái Bình Dương để tấn công nước Mỹ.
"Lập luận của tôi là bởi mức độ ồn cao của tàu Type 094 cộng với việc Trung Quốc thiếu kinh nghiệm vận hành một hạm đội SSBN khiến nước này không thể và không nên đưa t094 ra tuần tra đánh chặn trong tương lai gần", ông nói.
Tốc độ chậm đã không còn là lý do thực tế. Nguyên tắc hướng dẫn của Trung Quốc là phải có khả năng "trả đũa tối thiểu" trong khi giảm thiểu nguy cơ tai nạn hoặc khởi động trái phép.
Việc triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo đặt ra tình thế khó xử lớn cho Bắc Kinh. Nếu những tàu nảy chỉ bắn được vũ khí theo lệnh, chúng có nguy cơ không thể sử dụng nếu nhận được lệnh tấn công bất ngờ.
Theo ông Wu, Bắc Kinh nên đi theo chính sách hiện nay đó là giấu các ICBM trên đất liền của mình theo những cách khéo léo hơn.
Dưới sự lãnh đạo của quyết đoán của ông Tập, Trung Quốc đường như xác định rằng răn đe hạt nhân của họ cuối cùng sẽ ra tới biển và họ sẽ gắn được nhiều đầu đạn hạt nhân lên tên lửa. Những bước đi này chủ yếu để đáp trả những hành động liên quan tới Triều Tiên của Mỹ.
Quy luật của hậu quả khôn lường đó là đặt mình trong nguy cơ có thể chiếm được thế thượng phong. "Hai bên có thể vấp ngã một cách mù quáng vào sự bất ổn nghiêm trọng và sự cạnh tranh gia tăng khi Trung Quốc chú ý tới lực lượng chiến lược. Một cuộc cạnh tranh giữa các lực lượng không đồng đều vốn đã không thể ổn định", ông Lewis nói.
Bảo Linh (The Guardian)