Tin mới

Sợ Mỹ, Trung Quốc liều đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương (P1)

Thứ năm, 26/05/2016, 17:29 (GMT+7)

Bắc Kinh liều phát động một cuộc chạy đua vũ trang mới khi điều tàu ngầm hạt nhân tới Thái Bình Dương mặc dù quân đội của họ nói rằng việc Mỹ mở rộng phòng thủ tên lửa khiến họ không còn sự lựa chọn.

Bắc Kinh liều phát động một cuộc chạy đua vũ trang mới khi điều tàu ngầm hạt nhân tới Thái Bình Dương mặc dù quân đội của họ nói rằng việc Mỹ mở rộng phòng thủ tên lửa khiến họ không còn sự lựa chọn.

Lo sợ siêu lá chắn THAAD của Mỹ

Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng đưa tàu ngầm được trang bị tên lửa hạt nhân tới Thái Bình Dương. Bắc Kinh cho rằng hệ thống vũ khí mới của Mỹ đã làm suy yếu lực lượng răn đe hiện tại của Bắc Kinh khiến họ không có sự thay thế.

Các quan chức quân sự Trung Quốc không đưa ra bình luận về thời gian của cuộc tuần tra tiên phong nhưng họ nhấn mạnh động thái này là không thể tránh khỏi.

Họ chỉ ra rằng các kế hoạch quân sự của Mỹ được tiết lộ hồi tháng 3 như: đưa hệ thống chống đạn đạo THAAD đến đồn trú tại Hàn Quốc, triển khai các tên lửa lượn siêu thanh có khả năng tấn công Trung Quốc trong chưa đầy 1 giờ là những mối đe dọa khổng lồ đối với hiệu quả của lực lượng răn đe từ mặt đất của Trung Quốc.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ mới đây dự đoán "Trung Quốc có thể sẽ tiến hành cuộc tuần tra răn đe hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 2016". Các quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra những dự đoán tương tự trước đó.

Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong hơn 3 thập kỷ nhưng khi triển khai thực tế lại gặp trục trặc kỹ thuật, mâu thuẫn trong nội bộ và các quyết định Chính sách.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã theo đuổi một chính sách răn đe thận trọng, tuyên bố sẽ không bao giờ là người đầu tiên thử các vũ khí hạt nhân trong xung đột, lưu trữ đầu đạn hạt nhân hay tên lửa nói riêng. Cả 2 vũ khí này đều bị kiểm soát bởi bộ phận lãnh đạo cấp cao.

Một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Getty

Khả năng kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới

Việc triển khai các tàu ngầm hạt nhân sẽ có những tác động sâu rộng.

Các đầu đạn hạt nhân và tên lửa sẽ được kết hợp với nhau và được bàn giao cho hải quân, cho phép một vũ khí hạt nhân được phóng đi nhanh hơn nếu như có quyết định. Việc Trung Quốc bắt đầu tuần tra tên lửa có thể gây bất ổn định nhiều hơn trong căng thẳng chiến lược bế tắc với Mỹ trên Biển Đông.

Ngày 17/5, 1 máy bay do thám Mỹ và 2 chiến đấu cơ Trung Quốc đã gần như va chạm nhau ở cách đảo Hải Nam 50 dặm. Đảo này là căn cứ của 4 tàu ngầm tên lửa lớp Jin của Trung Quốc. Chiếc thứ 5 hiện đang được sản xuất.

Lực lượng hải quân 2 nước cũng đã tiến sát các hòn đảo tranh chấp ở cùng khu vực và có thể xảy ra đụng độ khi các tàu ngầm chơi trò mèo vờn chuột, ông Wu Riqiang, Giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế, ĐH Nhân dân, Bắc Kinh nói.

"Bởi các tàu ngầm tên lửa hạt nhân (SSBN) của Trung Quốc đang ở Biển Đông, Hải quân Mỹ sẽ thử đưa tàu do thám tới đây và tiến sát các SSBN. Hải quân Trung Quốc ghét điều này và sẽ cố đẩy họ ra ra", ông Wu nói.

Lý do chính mà các quan chức quân đội Trung Quốc đưa ra để biện minh cho động thái hướng tới đánh chặn trên biển là vì Mỹ mở rộng phòng thủ tên lửa. Moscow cũng nói chính điều này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng chiến lược toàn cầu và có khả năng kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Quyết định triển khai hệ thống đánh chặn đạn đạo THAAD tại Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư. Mỹ nói nhiệm vụ của hệ thống đánh chặn này là bảo vệ Hàn Quốc khỏi bị tấn công tên lửa.

Nhưng Bắc Kinh nói rằng tầm bắn của hệ thống THAAD vươn tới được Trung Quốc và điều này góp phần làm suy yếu sự đánh chặn hạt nhân của họ. Bắc Kinh cũng cảnh báo Seoul rằng mối quan hệ giữa 2 nước có thể "bị phá hủy ngay lập tức" nếu việc triển khai THAAD tiếp tục. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: "Sẽ không có tổn hại nào được đặt ra cho lợi ích chiến lược của Trung Quốc".

Còn nữa

Bảo Linh (The Guardian)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news