Đâu đó trong những cơn gió thu nhè nhẹ, những cơn mưa giông của Biển Bắc, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga đang hướng về phía nam để đi vào một cuộc chiến.
Theo hãng tin TASS của Nga, chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và hơn 7 chiến hạm khác vào thứ Bảy đã rời khỏi trụ sở của Hạm đội Biển Bắc ở Severomorsk. Đây là lần thứ tám tàu sân bay Kuznetsov và đoàn tàu hộ tống của nó thực hiện một cuộc hành trình đến Địa Trung Hải, một chuyến đi đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tái khẳng định sức mạnh của hải quân của Moscow.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của Nga. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiến, lần triển khai này rất khác biệt. Có những kế hoạch sắp được tiến hành. Có lẽ trong vòng ít nhất là hai tuần nữa, những chiến đấu cơ SU-33 và MiG-29 sẽ thực hiện những vụ không kích nhằm vào trung tâm thành phố Aleppo và các thành phố khác của Syria.
Moscow đã dành nguồn lực đáng kể trong thập kỷ qua để phát triển khả năng tiến hành các hoạt động từ tàu sân bay, mục tiêu này được đưa ra từ những ngày Liên Xô "hấp hối". Nhưng không giống như Hoa Kỳ hay các đồng minh Anh, Ý , Pháp , các nước này không bao giờ sử dụng tàu sân bay trong cơn nóng giận.
Ở một mức độ nào đó, điện Kremlin không cấn phải sử dụng đến tàu sân bay. Nếu muốn tăng số lượng máy bay hoạt động tại Syria, Nga có thể thực hiện theo một cách đơn giản hơn là gửi thêm máy bay đến các sân bay của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi đó, việc cử tàu sân bay và đoàn tàu hộ tống đến là một cách làm phức tạp và đắt đỏ hơn nhiều để đạt được điều tương tự. Ngoài ra, việc sử dụng tàu sân bay không phải là không có rủi ro - trong quá khứ, các tàu chiến của Nga đôi khi thể hiện một xu hướng đáng báo động về việc "chết máy", những chiếc tàu này thường di chuyển đường dài với một chiếc tàu kéo hộ tống.
Moscow rõ ràng muốn để cho Thế giới thấy rằng họ có thể cạnh tranh với Washington bằng cách gửi một lực lượng đặc nhiệm từ hàng ngàn dặm và sau đó tiến hành tuần tra hoặc các hoạt động quân sự trong vài tháng - một "bài tập" như vậy sẽ làm nổi bật khả năng quân sự mới của Nga. Nó cũng sẽ làm phức tạp thêm những toan tính chính trị của Hoa Kỳ và những bên khác khi nói đến việc tìm kiếm một con đường phía trước ở Syria. Và, tất nhiên, nó cung cấp một cơ hội để đưa ra một lời nhắc nhở gọn gàng đối với một loạt các nước Bắc Âu rằng đừng hòng bỏ qua Moscow.
Trên hành trình đi qua Biển Bắc, Nga đã cố tình triển khai các máy bay phản lực và trực thăng chiến đầu gần một giàn khoan dầu của Na Uy, một hành động đe dọa, buộc các máy bay trực thăng dân sự lân cận phải trở về căn cứ. Lần này, có những báo cáo rằng tàu sân bay Nga có thể tiến hành diễn tập ném bom ở vùng biển quốc tế phía bắc Scotland.
Hải quân Hoàng gia Anh sẽ theo sát các tàu chiến của Nga khi chúng đi xuống bờ biển và thực hiện đối thoại thông qua các kênh tiếng Anh, một động thái có thể sẽ thu hút giới truyền thông đáng kể.
Chỉ huy cấp cao của hải quân Nga hy vọng lần triển khai này sẽ tăng cường vị thế của họ trong quân đội Nga. Cho đến nay, hầu hết các vinh quang trong các chiến dịch quân sự gần đây - Ukraina trong hai năm qua, Georgia vào năm 2008, Chechnya, hay bây giờ Syria - đều thuộc về các lực lượng bộ binh và không quân. Bây giờ hải quân Nga có thể "giới thiệu bản thân" - cũng như xây dựng các kỹ năng và khả năng cần thiết để phát triển một khả năng tấn công thực sự bền vững.
Nga đã duy trì một sự hiện diện hải quân thường trực tại Syria kể từ năm 2013, Hoa Kỳ và các đồng minh đã theo dõi chính xác những gì Hải quân Nga có thể và không thể làm. Trung Quốc cũng có những mối nghi ngờ gì được quan tâm - như là tàu sân bay đầu tiên của họ, Liêu Ninh, nguyên là tàu Varyag của Liên Xô, "em gái" của tàu Kuznetsov.
Cả Moscow và Bắc Kinh đều đã giành nhiều nguồn lực để phát triển các loại vũ khí có thể bắn hạ các tàu sân bay Hoa Kỳ - trên thực tế, việc phát triển công nghệ này quan trọng với hai nước này không kém việc họ có thể vận hành hay sở hữu tàu sân bay của riêng họ. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ nói rằng các loại tên lửa đạn đạo và hành trình chống tàu sân bay thế hệ mới nhất phần lớn vẫn chưa chứng minh được hiệu quả trong thực tế.
Hoa Kỳ và các đồng minh của nó có công cụ riêng của họ để tấn công các tàu sân bay của đối phương, cùng với đó là hàng thập kỷ kinh nghiệm về thực chiến và chiến thuật đã được tích lũy. Hải quân Hoa Kỳ có thể được trải mỏng trên toàn cầu, nhưng nó vẫn sở hữu sức mạnh chiến đấu mạnh mẽ nếu kết hợp với các khí tài khác - có thể là các tàu ngầm, tàu chiến hạng nhẹ hoặc máy bay trên đất liền - để thực hiện các nhiệm vụ.
Sẽ không dễ dàng cho Nga. Trọng tâm chính của nhóm chiến đấu Kuznetsov có thể là tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất ở Syria, nhưng cũng có thể nó được sử dụng để nâng cao khả năng tự vệ, chống lại kẻ thù hàng hải. Hãng TASS cũng đưa tin rằng tàu Kuzbetsov còn mang theo một máy bay trực thăng chống tàu ngầm, làm cho bất kỳ tàu ngầm nào của NATO có ý định tiến vào gần cũng phải e dè. Theo truyền thông Nga, nhóm tàu chiến lần này còn có các tàu tuần dương Peter Đại đế và hai tàu chiến chống tàu ngầm. Họ cũng có thể bị đánh chìm - nhưng sẽ gần như chắc chắn NATO cũng phải hi sinh một tàu chiến khác để đánh đổi.
Các thủy thủ của Nga có thể chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên tàu sân bay tấn công, nhưng họ cũng là những lực lượng hải quân duy nhất đã chiến đấu với tên lửa chống tàu sân bay từ nước Anh trong chiến tranh tại Falklands năm 1982. Trong cuộc chiến tranh năm 2008 với Georgia, một số tàu chiến của Nga và Gruzia được cho là đụng độ trong một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng vô cùng đẫm máu, các chi tiết của cuộc chiến đó cho đến nay vẫn được giấu kín. Điều rõ ràng nhất là thương vong của cả hai bên đều cao, ít nhất là so với với số lượng tàu tương đối nhỏ tham gia.
Tất cả điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc chiến hiện tại của Nga, cho tương lai của Syria nói chung, và Aleppo nói riêng. Hiện tại, Hoa Kỳ biết rằng chỉ có thể ngăn chặn cuộc tấn công của lực lượng Nga và Syria bằng một hành động quân sự, ít nhất là bắn hạ một số máy bay hoặc phá hủy các căn cứ không quân.
Việc đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tựa các cơn đại hồng thủy trên biển cùng với niềm tự hào của hải quân Nga. Nhưng có lẽ cuộc chiến đó sẽ không xảy ra với vị tổng thống Mỹ đương nhiệm.
Một tàu sân bay của Nga tiến hành các hoạt động tấn công ở Địa Trung Hải không chỉ tái khẳng định quyền lực của Moscow, nó sẽ làm phức tạp thêm địa chính trị trên thế giới. Và đó là chính xác những gì Vladimir Putin muốn.
Quý Vũ (Reuters)