Các nền kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa bởi sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và các rủi ro từ thị trường đến từ đòn bẩy tài chính, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại mở hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Trung Quốc.
Cảnh báo của ông Tập được đưa vào ngày Chủ Nhật sau cuộc đàm phán song phương với người đồng cấp Mỹ Barack Obama, cuộc đàm phán được mô tả là "cực kỳ hiệu quả", nhưng thất bại trong việc mang hai bên lại gần hơn trong các chủ đề "gai góc" như căng thẳng ở Biển Đông.
Tập Cận Bình cố gắp hướng sự chú ý đến kinh tế tại G20. Ảnh: Reuters |
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra sau khi Anh đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu và trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới, các nhà quan sát kỳ vọng các nhà lãnh đạo G20 sẽ tạo một sự gắn kết để bảo vệ tự do thương mại và toàn cầu hóa cũng như cảnh báo chống lại chủ nghĩa biệt lập.
Các nền kinh tế toàn cầu đã đến "một thời điểm rất quan trọng", ông Tập cho biết, khi nề kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhu cầu thấp, thị trường tài chính bất ổn, thương mại yếu ớt và đầu tư giảm sút.
"Các động lực tăng trưởng từ trước nay nhờ các tiến bộ công nghệ đang dần mờ dần, trong khi một cuộc cách mạng công nghệ và công nghiệp mới vẫn chưa đạt được những bước tiến như mong đợi," ông nói.
Các nước G20 được kỳ vọng sẽ nhất trí về một thông cáo vào cuối hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích đưa ra một cam kết về các biện pháp Chính sách - bao gồm cải cách tiền tệ, tài khóa và tái cấu trúc - cần được sử dụng để đạt được tăng trưởng kinh tế vững chắc, Phó Chánh thư ký nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda nói.
"Cam kết sẽ được thực hiện để sử dụng hiệu quả ba công cụ chính sách bao gồm: chính sách tiền tệ, tài chính và cải cách cơ cấu để đạt được tăng trưởng vững chắc, cân bằng và toàn diện," Hagiuda nói với các phóng viên bên lề hội nghị thượng đỉnh.
Ông Tập cũng kêu gọi các nước G20 hành động nhiều hơn thay vì chỉ biết phát biểu.
"Chúng ta nên biến nhóm G20 thành một nhóm hành động, thay vì một nơi chỉ để thảo luận," ông nói.
Nhưng một số các nhà lãnh đạo G20 đã bắt đầu mường tượng về một cuộc chiến đấu trong các tranh chấp về các vấn đề khác nhau, từ thương mại và đầu tư đến chính sách thuế và dư thừa công nghiệp.
Những cuộc chiến
Vào ngày Chủ Nhật , Tập Cận Bình đã hội đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và nói với ông rằng ông hy vọng Úc sẽ tiếp tục cung cấp một môi trường chính sách công bằng, minh bạch và "có thể dự đoán" cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc đã giận dữ khi Úc ngăn chặn việc bán một dự án 7,7 tỷ đô nhằm xây dựng mạng lưới điện năng lớn nhất của nước này cho các nhà thầu Trung Quốc tháng trước.
Trung Quốc cáo buộc Úc đã cúi đầu trước chủ nghĩa bảo hộ khi nước này giới hạn giá thầu cho Ausgrid (một tập đoàn năng lượng của Úc), cũng như trước đó nước này đã ngăn cản một tập đoàn Trung Quốc mua công ty gia súc công ty Kidman & Co.
Bắc Kinh cũng đã chỉ trích Úc, một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, trong việc thực hiện các chuyến bay giám sát tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó, chủ tịch ủy ban châu Âu Jean - Claude Juncker nói Trung Quốc cần thiết lập một cơ chế để giải quyết các vấn đề của thặng dư công nghiệp, ông nói rằng đó là điều "không thể chấp nhận" khi ngành công nghiệp thép châu Âu đã mất rất nhiều công ăn việc làm trong những năm gần đây.
"Dư thừa là một vấn đề toàn cầu, nhưng Trung Quốc là một tác nhân đặc biệt trong vấn đề này " ông nói với một cuộc họp báo.
Tương lai của nước Anh sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu cũng là chủ đề được mang ra thảo luận.
Ông Obama cam đoan với Thủ tướng May rằng Mỹ vẫn sẽ là đồng minh chính trị , thương mại và quân sự thân cận nhất của nước Anh.
Nhưng ông đã không chùn bước trước những quan điểm của mình rằng Brexit là một sai lầm và rằng London sẽ không thể "vượt rào" để sắp xếp một thỏa thuận thương mại song phương.
Juncker nói rằng nếu Anh Quốc muốn tiếp cận với thị trường chung của Liên minh châu Âu, nước này cần thiết phải tôn trọng các quy tắc của thị trường chung.
Turnbull, trong khi đó, nói rằng Úc muốn sớm có một thỏa thuận thương mại tự do với Anh để thị trường không bị gián đoạn với Anh khi nước này chính thức rời khỏi khối thương mại châu Âu.
Cuộc hội đàm đêm khuya
Obama đã hội đàm với Tập Cận Bình vào đêm muộn hôm thứ Bảy.
Ông kêu gọi Bắc Kinh để thực thi và duy trì nghĩa vụ pháp lý của mình trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh cam kết của Mỹ với các đồng minh trong khu vực.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải ở Biển Đông.
Tại hội nghị G20 lần này, Trung Quốc rất muốn giữ cho hội nghị thượng đỉnh tập trung vào các vấn đề kinh tế và ngăn chặn các tranh chấp khác bao phủ các cuộc thảo luận.
Theo một "tờ báo sự thật" về mối quan hệ Mỹ - Trung được phát hành vào ngày chủ nhật, hai bên đã nhất trí về một loạt các vấn đề, bao gồm cả việc tránh phá giá nội tệ để cạnh tranh và không hạn chế cơ hội thỏa thuận với các nhà cung cấp thông tin đối ngoại và công nghệ truyền thông.
Obama, bây giờ đang trong những năm tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, được coi là đang vận dụng mọi nỗ lực còn lại để hướng chính sách của Mỹ về phía Thái Bình Dương, thiết lập tiền đề cho người kế nhiệm Nhà Trắng của ông, người sẽ được bầu vào tháng 11 và nhậm chức vào ngày 20/1/2017.
Chuyến thăm của ông Obama bắt đầu hỗn loạn tại sân bay Hàng Châu, nơi mà nhân viên của ông tranh luận với nhân viên an ninh của Trung Quốc, cuộc cãi vã sau đó lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông. Obama cho biết vào ngày chủ nhật rằng ông "sẽ không quá nghiêm trọng hóa" sự kiện sân bay.
"Không ai trong số những sự kiện vừa rồi có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ (với Trung Quốc)," ông nói với một cuộc họp báo. "Các cuộc thảo luận song phương mà chúng tôi đã có ngày hôm qua là cực kỳ hiệu quả và tiếp tục mở ra các khu vực lớn hơn của hợp tác."
An ninh là cực kỳ chặt chẽ ở Hàng Châu, thành phố với 9 triệu người này sẽ trở thành "thành phố ma" trong những ngày diễ ra hội nghị G20 như một cách để Trung Quốc đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các đại biểu.
Quý Vũ (Reuters)