Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 điều quan trọng là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế có thẩm quyền.
Thời gian đọc xét nghiệm có thể khác nhau giữa các loại kit xét nghiệm nhanh. Vì vậy, cần đọc kết quả xét nghiệm trong khung thời gian quy định của bộ kit test bạn sử dụng, nếu 2 vạch xuất hiện sau khung thời gian đó, rất có thể là dương tính giả.
Các yếu tố khác gây tác động đến kết quả dương tính giả:
Vị trí lấy mẫu
Điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm
Thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu
Người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19.
4 việc cần làm khi test nhanh COVID-19 để tránh dương tính giả:
1. Rửa tay thật sạch.
2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi.
3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó.
4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.
Bao lâu nên test nhanh một lần?
Khi test nhanh lên 2 vạch (dương tính), nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm trước đấy khoảng 2 ngày, hoặc người đã tiêm đủ vaccine thì sau 4-5 ngày nhiễm mới test lên 2 vạch.
Thời điểm này bạn cần test hàng ngày để kiểm tra, không nên chủ quan, kèm theo đó là theo dõi các triệu chứng của cơ thể, nên tự cách ly với mọi người để đảm bảo an toàn.
Việc trở thành F0 khiến nhiều người hay bị lo lắng quá, một ngày test tới 2-3 lần, là không cần thiết. F0 nhẹ điều trị tại nhà, quá trình test sẽ thấy vạch T sẽ mờ; sau đó 2 ngày vạch T đậm dần lên; đến ngày thứ ba, thứ tư, vạch T rất đậm, sau đó mờ dần.
F0 nhẹ điều trị tại nhà thì khoảng ngày thứ 6, thứ 7 nhiễm, test vạch T sẽ mờ và hết hẳn. Vì vậy, F0 có thể dựa vào mức độ đậm nhạt của vạch T để xem mình đang ở giai đoạn nào của tiến trình Covid. Khi biết rồi thì khoảng 3 ngày mới nên test nhanh một lần, ước lượng khoảng ngày thứ 7 hết virus thì test để xem kết quả, không nên ngày nào cũng test.