Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, rất nhiều phi tần chịu cảnh cô đơn trong hậu cung. Thậm chí cả thái hậu, hoàng hậu sau khi chồng chết cũng phải thủ tiết thờ chồng. Chính vì những luật lệ hà khắc thời bấy giờ mà có người đã dùng đủ cách đưa đàn ông vào cung để khỏa lấp sự cô đơn trong lòng. Cuối thời Chiến Quốc, một vị thái hậu đã bất chấp đạo lý rước đàn ông vào cung và gây ra câu chuyện thị phi nổi tiếng trong lịch sử.
Theo sử sách kể lại, vào cuối thời Chiến Quốc, Lã Bất Vi là một thương nhân giàu có người nước Vệ. Khi tới nước Triệu, Lã Bất Vi quen với Dị Nhân (sau đổ tên thành Tử Sở), con trai An Quốc quân người nước Tần đang làm con tin tại đây. Tuy nhiên, Lã Bất Vi không coi trọng điều đó, ông ta đầu tư rất nhiều tiền vào Dị Nhân. Thậm chí Lã Bất Vi còn dâng người thiếp xinh đẹp của mình là Triệu Cơ cho ông ta.
Cuối cùng, Dị Nhân cũng không làm Lã Bất Vi thất vọng khi lên thừa kế ngôi báu, trở thành Tần Trang Tương vương. Ông lập Triệu Cơ làm hoàng hậu còn con trai Doanh Chính làm thái tử. Tuy nhiên, vào thời điểm trở về nước Tần kế thừa cơ nghiệp, Doanh Dị Nhân đã để lại vợ con ở lại nước Triệu. Triệu Cơ khi ấy vẫn còn phơi phới, Doanh Chính thì còn nhỏ, Lã Bất Vi nối lại tình xưa với bà. Tất nhiên, mối tình này không thể kéo dài. 3 năm sau, Tần Trang Tương vương qua đời, truyền ngôi lại cho Doanh Chính khi ấy mới 13 tuổi. Triệu Cơ trở thành Thái hậu còn Lã Bất Vi thành tướng quốc.
Lã Bất Vi sợ rằng Doanh Chính cuối cùng sẽ phát hiện ra mối quan hệ sai trái giữa mình và Triệu Cơ. Ông tìm một người đàn ông tên Lao Ái tới để phục vụ thái hậu. Theo sử sách chép lại, Lao Ái là người cực kỳ sung mãn. Từng có truyền thuyết nói rằng ông ta có thể dùng “cậu nhỏ” của mình để quay bánh xe. Khi Triệu Cơ biết chuyện này đã nóng lòng triệu Lao Ái vào cung.
Ngày hôm sau, Triệu Cơ hài lòng với sự phục vụ của Lao Ái, giữ anh ta ở lại trong cung lâu dài. Lã Bất Vi liền hiến kế cho thái hậu để Lao Ái làm thái giám giả hòng che mắt thiên hạ. Nhưng điều không ngờ đến là Lao Ái lại khiến thái hậu mang thai.
Nếu Doanh Chính phát hiện ra điều này thì nhất định sẽ có cảnh đầu rơi máu chảy. Sau khi suy nghĩ về điều này, Triệu Cơ đã xin con trai cho chuyển đến Ung Thành để dưỡng sức khỏe. Tần Doanh Chính đồng ý với yêu cầu của mẹ.
Sau khi Thái hậu và Lao Ái cùng nhau rời cung và chuyển đến Ung Thành, bà đã bình yên sinh hạ một cặp song sinh. Lao Ái đã đem giấu các con đi, âm mưu sau này lật đổ Tần Doanh Chính cướp ngôi.
Được Thái hậu sủng ái, phong làm Trường Tín hầu, Lao Ái dưới trướng một người như trên vạn người. Sự bành trướng quyền lực của Lao Ái nhanh chóng làm Lã Bất Vi bất mãn. Vị “thái giám giả” này ngày càng kiêu ngạo, trong một lần uống rượu say đã vô tình nói ra sự thật, thậm chí còn khoe là “cha dượng” của Tần Thủy Hoàng.
Cuối cùng, thông tin này đã bị ai đó truyền đến tai Tần Thủy Hoàng Doanh Chính. Lao Ái phát hiện ra thân phận của mình bị lộ nên đã phát động một cuộc nổi loạn. Cuối cùng, bạo loạn bị dập tắt, Lao Ái bị xử ngũ mã phanh thây. Tần Thủy Hoàng thậm chí còn trục xuất Triệu Cơ khỏi thành Hàm Dương, điều này chẳng khác nào cắt đứt quan hệ mẹ con với bà.