Tin mới

Là người 'không gốc rễ', vì sao thái giám thời cổ đại vẫn thích kết hôn?

Thứ năm, 13/04/2023, 17:46 (GMT+7)

Luôn mặc cảm vì bản thân không còn là đàn ông trọn vẹn nhưng thái giám thời cổ đại vẫn muốn kết hôn. Thậm chí, có hẳn một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ.

Thái giám là sản phẩm đặc thù của các triều đại phong kiến ​​xưa và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong lịch sử, họ hầu hạ các bậc đế vương nên còn được gọi là hoạn quan. Để trở thành thái giám, người đàn ông phải trải qua quá trình “tịnh thân” (cắt bỏ của quý) vô cùng tàn khốc, tước đi phẩm giá cơ bản nhất của nam giới.

Dù không còn là một người đàn ông trọn vẹn nhưng thái giám vẫn có nhu cầu tình cảm như người bình thường. Ảnh minh họa: Internet
Dù không còn là một người đàn ông trọn vẹn nhưng thái giám vẫn có nhu cầu tình cảm như người bình thường. Ảnh minh họa: Internet

Người hiện đại sẽ cảm thấy sởn gai ốc khi nghĩ đến những gì thái giám phải trải qua, nhưng ở thời cổ đại, họ có rất nhiều quyền lực, thậm chí còn là nghề nghiệp cao cấp rất được ưa chuộng và săn đón. Thái giám có cơ hội trở thành một người quyền lực như Ngụy Trung Hiền.

Tuy nhiên, vào thời cổ đại, đàn ông đến tuổi đều thành gia lập thất, thái giám cũng không ngoại lệ. Dù mất đi khả năng sinh sản nhưng vẫn rất nhiều thái giám lấy vợ, thậm chí có hoạn quan còn lấy thêm thê thiếp. Nghịch lý thay, chỉ vì hôn nhân thời cổ đại coi trọng việc nối dõi tông đường, thái giám lấy vợ có ý nghĩa gì?

Tuy nhiên, khi kết hôn, thái giám sẽ không thể sinh con. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, khi kết hôn, thái giám sẽ không thể sinh con. Ảnh minh họa: Internet

Thái giám về bản chất vẫn là đàn ông, nhưng sau khi tịnh thân thì trở nên không hoàn chỉnh. Do đó, họ bị gọi là người không gốc rễ. Nhưng trong thâm tâm hay tiềm thức, họ vẫn là người có nhu cầu tâm lý bình thường, vẫn muốn có tình yêu, ở tầng tâm lý vẫn tồn tại ý thức đàn ông.

Tuy phong thái của hoạn quan ở mỗi triều đại đều khác nhau nhưng điều đáng kinh ngạc là không chỉ những hoạn quan quyền thế mà ngay cả một số người cấp thấp cũng lấy vợ. Đối tượng của họ là những cung nữ, không nơi nương tựa. Về sau, kiểu hôn nhân giữa cung nữ và thái giám này làm phát sinh thuật ngữ “đối thực”. Trước đây, “đối thực” dùng để mô tả hành vi đồng tính giả giữa cung nữ trong cung đình Trung Quốc, sau trở thành một cụm từ mặc định cho hành vi quan hệ "vợ chồng" giữa cung nữ và thái giám.

Đa số thái giám kết hôn là để tìm người dựa dẫm khi về già. Ảnh minh họa: Internet
Đa số thái giám kết hôn là để tìm người dựa dẫm khi về già. Ảnh minh họa: Internet

Truyền thông Trung Quốc từng thảo luận về mục đích kết hôn của hoạn quan, có 2 lý do chính được đưa ra, đó là “thể diện” và “sự đồng hành”. Thứ nhất, giống như đàn ông bình thường, cưới vợ là “hình thức bề ngoài”. Nữ nhân từ xa xưa đã là biểu tượng quyền lực của hoạn quan. Hiện tượng thái giám kết hôn đặc biệt rõ ràng vào thời nhà Minh.

Ngoài việc có con, kết hôn còn có một ưu điểm lớn khác là có người đồng hành. Khi đến một độ tuổi nhất định, con người thường cần có người khác chăm sóc. Thái giám cũng lo cho tương về già cô quạnh, vì vậy, họ quyết định tìm kiếm một nửa để cùng nương tựa trong tương lai.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news