(Tinmoi.vn) Liệu rằng thảm họa MH17 có giúp thúc đẩy chấm dứt chiến tranh và cam kết mạnh mẽ đến từ các bên liên quan đến tương lai dân chủ và thịnh vượng hơn cho Ukraine?
Trước mối nghi ngờ ngày một lớn rằng chính phe nổi dậy tại miền đông Ukraine đã dùng tên lửa đất đối không bắn hạ máy bay dân sự của Malaysia MH17 hôm 17/7, áp lực quốc tế buộc Nga ngừng hậu thuẫn cho đội quân này ngày càng tăng lên. Điều này cùng với việc cải thiện sự cai quản trong khu vực là điều kiện tiên quyết để chấm dứt cuộc xung đột và ổn định lại tình hình Ukraine.
Hội đồng Bảo an LHQ đã kêu gọi một “cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, toàn diện và độc lập” về vụ máy bay bị bắn hạ và đây là ưu tiên hàng đầu. Nga phải đảm bảo lực lượng phiến quân ủng hộ mình sẽ bảo vệ an toàn cho khu vực xảy ra tai nạn và để cho các điều tra viên quốc tế được tiếp cận khu vực ngay lập tức.
Các phương tiện truyền thông cho biết một hộp đen đã được phiến quân gửi tới Moscow. Nhưng thông tin mới đây nhất, chiều 21/7, phiến quân đã trao 2 hộp đen này cho các nhà chức trách Malaysia.
Cái giá của hòa bình rất đắt
Thảm kịch này gợi nhớ lại chuyến bay KAL 007 của Hàn Quốc bị bắn hạ năm 1983 khi đi lạc vào không phận của Liên Xô trong vùng Viễn Đông. Ban đầu, Liên Xô đã phủ nhận các cáo buộc, chỉ đến khi xuất hiện những bằng chứng không thể chối cãi họ mới đuối lý. Sau đó, họ quả quyết chiếc máy bay này đang làm nhiệm vụ gián điệp. Cộng đồng quốc tế vô cùng giận dữ.
Một vài lãnh đạo Mỹ kêu gọi phá bỏ quan hệ hợp tác trong một số lĩnh vực chính – vốn được thiết lập một cách rất cẩn thận với Liên Xô bất chấp Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Ronald Reagan và Ngoại trưởng George Shultz lúc ấy đã tỉnh táo hơn. Họ đã giành chiến thắng và thẳng thắn lập luận rằng sự trừng phạt cần phù hợp với tội phạm. Đây là hành động đối đầu với hàng không dân dụng, vì vậy, ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) và quốc gia bị thiệt hại mới cần đưa ra hình phạt. Điều này giúp Tổng thống Reagan và George H.W. Bush sau đó có thể linh hoạt để theo đuổi các cuộc đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Lạnh và để Liên Xô tan rã trong hòa bình.
Ngày nay, Tổng thống Obama đã nói rõ rằng: “lực lượng ly khai không thể tự làm được những gì mà đang làm nếu không có những thiết bị tinh vi và sự huấn luyện đến từ Nga. Điều này nhấn mạnh vai trò trung tâm của Moscow trong việc giải quyết khủng hoảng”.
Việc máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ là sự kiện đặc biệt trong Chiến tranh Lạnh kéo dài trong khi thảm kịch mới đây xảy ra giữa một cuộc xung đột ghê tởm khiến tất cả những người trên đó thiệt mạng. Sau vụ việc này, Phương Tây đang tính đến bối cảnh rộng hơn là làm thế nào để chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu tại miền đông Ukraine.
Ngày 16/7, Tổng thống Obama đã công bố biện pháp trừng phạt Nga trước việc Moscow viện trợ cho lực lượng ly khai. Trước việc máy bay MH17 bị bắn hạ, có khả năng phương Tây sẽ tăng cường và mở rộng lệnh trừng phạt hơn nữa. Châu Âu phải chấp nhận mình sẽ phải trả giá về mặt kinh tế.
Một việc có tầm quan trọng ngang ngửa và có thể hơn đó là: phương Tây phải hỗ trợ Ukraine nhiều hơn để thay đổi tương quan lực lượng giữa 2 phe thân Nga – thân phương Tây tại nước này. Chính sự thay đổi trong cán cân quyền lực sẽ giúp đạt được một giải pháp để khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và kết thúc cuộc chiến.
Việc hô trợ kinh tế và an ninh cho Ukraine khiến phương Tây phải huy động nhiều nguồn lực hơn. Cái giá của hòa bình không hề rẻ.
Tuy nhiên, viện trợ từ phương Tây sẽ mang lại lợi ích lâu dài chỉ khi Ukraine duy trì những cải cách an ninh và kinh tế táo bạo. Chính phủ mới của Tống thống Petro Poroshenko ngay lập tức đã phải đối mặt với bão táp nhưng ông phải đưa ra nhiều quyết định cải cách hơn để tự do hóa nền kinh tế.
Một quốc hội mới mang tính tượng trưng nhiều hơn rất quan trọng để mang lại hòa bình cho Ukraine và xây dựng sự hỗ trợ bền vững, rộng lớn hơn cho cuộc cải cách. Cuộc bầu cử quốc hội mới phải được tổ chức vào cuối năm nay.
Bi kịch mới, một thảm họa nhân đạo ít nhất có thể mang lại một vài điều tốt đẹp nếu nó giúp thúc đẩy chấm dứt chiến tranh và cam kết mạnh mẽ đến từ các bên liên quan đến tương lai dân chủ và thịnh vượng hơn cho Ukraine.
Bảo Linh (Theo tin tức The National Interest)