Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ đi tới chiến tranh với "bất cứ nước nào" hỗ trợ giáo sĩ lưu vong Fehullah Gulen, người bị cáo buộc chủ mưu cuộc đảo chính. Tuyên bố này ám chỉ tới Mỹ, nước đang bị Ankara chỉ trích.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: AP |
Thủ tướng Binali Yildirim đã dọa sẽ đi tới chiến tranh với bất cứ nước nào "hỗ trợ" giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen, một cư dân Pennsylvania đang sống tại Mỹ. Washington đã từ chối dẫn độ ông này với lý do thiếu bằng chứng cho thấy ông đứng sau âm mưu lật đổ chính quyền Erdogan.
Điều này dường như như là một mối đe dọa hiển nhiên chống lại nước Mỹ với một yêu cầu ngấm ngầm là Washingron phải dẫn độ Gulen hoặc đối mặt với cơn thịnh nộ của Ankara. Những bình luận khiêu khích được đưa ra sau khi Bộ trưởng Bộ Lao động Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu gây sốc cho toàn thế giới bằng việc cáo buộc Mỹ tạo ra nỗ lực đảo chính.
Ông Soylu nói trong một tuyên bố: "Mỹ đứng sau âm mưu đảo chính. Một vài tạp chí được xuất bản tại đó (tại Mỹ) đã tiến hành những hoạt động trong vài tháng. Trong nhiều tháng, chúng tôi đã gửi yêu cầu đến Mỹ, liên quan tới Fethullah Gulen. Mỹ phải dẫn độ ông ta".
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói Thổ Nhĩ Kỳ đã không cung cấp đầy đủ bằng chứng cho chính quyền Obama để họ xem xét yêu cầu dẫn độ giáo sĩ này. Ông ấy cũng lên án những tuyên bố khiêu khích của Ankara rằng những tuyên bố cáo buộc Mỹ can thiệp đã gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ song phương giữa 2 nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết trong một cuộc trò chuyện cùng Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavosoglu tối 16/7, Ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ đừng bao giờ đưa ra những lời buộc tội như vậy nữa.
"Ông ấy đã nói rõ là Mỹ không sẵn sàng hỗ trợ các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc điều tra này, nhưng bất cứ lời bóng gió hoặc khiếu nại công khai nào về vai trò của Mỹ trong cuộc đảo chính thất bại này cũng hoàn toàn là sai lầm và gây tổn hại cho quan hệ song phương 2 nước", ông Kirby nói.
Giáo sĩ bị cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính cũng đã lên án mạnh mẽ âm mưu này.
"Tôi lên án, cực lực lên án cuộc đảo chính quân sự tại Thỏ Nhĩ Kỳ. Nên có một chính phủ thông qua quá trình bầu cử tự do và công bằng, không ép buộc. Là một người chịu đau khổ sau nhiều cuộc đảo chính quân sự trong 5 thập kỷ qua, việc cáo buộc tôi có bất cứ liên quan nào tới nó là sự xúc phạm. Tôi kiên quyết phủ nhận những cáo buộc như thế này".
Ông Gulen sau đó đã đặt câu hỏi liệu nỗ lực đảo chính thất bại này có phải là một nỗ lực chính đáng để lật đổ chính phủ hoặc là một màn kịch chính trị dưới bàn tay Erdogan đạo diễn.
Tình hình nước Mỹ hiện nay cũng nguy hiểm hơn bao giờ hết khi Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu đến 90 vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ, được lưu trữ tại căn cứ không quân Incirlik. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn việc truy cập vào căn cứ này, chỉ huy phụ trách bảo vệ các vũ khí ấy cũng đã bị bắt hôm 17/7.
Bảo Linh (Sputnik)