"Ế" là một từ rất quen thuộc và phổ biến để chỉ đàn ông và phụ nữ nhiều tuổi vẫn còn độc thân trong thời hiện đại. Tại sao trong thời cổ đại người độc thân lại rất hiếm? Làm sao để giải quyết vấn đề đàn ông và đàn bà độc thân?
Cấm nhà giàu không cưới nhiều vợ
Đầu tiên là việc giới hạn người giàu không được cưới quá nhiều vợ. Nếu tất cả các cô gái đều gả cho đàn ông giàu thì người nghèo chỉ có thể tự chơi một mình.
Các cô gái hiện nay thường dùng tiền để đánh giá đàn ông. Thực ra đây không phải là điều mới mẻ. Ngay từ xưa, phụ nữ luôn muốn được gả cho một người giàu có. Vì vậy, để tình hình phát triển tự nhiên thì đàn ông giàu sẽ có nhiều vợ, không biết chọn ngủ với ai vào ban đêm. Trong khi đó người nghèo thì ế vợ, chỉ có thể cô độc một mình.
Hoàng đế Chu Nguyên Chương của nhà Minh sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên hiểu được khó khăn của người nghèo. Do đó, ông đã ra lệnh hoàng tử chỉ được cưới tối đa 10 thê thiếp, các quý tộc khác sẽ giảm số lượng thê thiếp theo cấp bậc.
Do hoàng đế Chu Nguyên Chương có tâm lý ghét người giàu nên các thương gia dù nhiều tiền đến mấy cũng chỉ được cưới một vợ. Trừ khi người vợ đầu không thể sinh con thì họ có thêm một cơ hội nữa, nếu phạm luật sẽ bị bắt giam. Nhờ quy định này mà thời nhà Minh đã duy trì được sự cân bằng số lượng các cô gái ở mức độ nào đó.
Mai mối, phạt tiền, bỏ tù
Vào thời cổ đại, mỗi triều đại sẽ có những quy định riêng về độ tuổi “ế” của đàn ông và phụ nữ, ranh giới rất nghiêm ngặt. Nói chung, nam từ 15-20 tuổi, nữ từ 13-17 tuổi phải kết hôn. Nói cách khác, nam trên 20, nữ trên 17 được xác định là "ế".
Tiếp theo, người ta tìm ra một nhóm chuyên gia để giải quyết các vấn đề vợ chồng cho những người gặp khó khăn trong việc kết hôn. Sử sách gọi đây là mai mối chính quyền. Đây là một biện pháp bắt buộc. Những phụ nữ chạy trốn nạn đói và các nữ thành viên trong gia đình tù nhân thường được chính quyền mai mối cho những người có công với đất nước nhưng không có điều kiện tốt.
Vào thời cổ đại, người ta hy sinh ý muốn của người giàu và các cô gái để duy trì sự cân bằng giữa nam và nữ trong việc kết hôn. Chính vì vậy, đàn ông ai cũng có vợ để lấy.
Đối với vấn đề phụ nữ độc thân, người xưa trọng nam khinh nữ nên các biện pháp thường rất thô bạo. Thời nhà Tấn có quy định rõ ràng rằng các cô gái phải kết hôn khi đủ 17 tuổi. Nếu cha mẹ không tìm được gia đình phù hợp thì các "bà mối chính quyền" sẽ xuất hiện và ép họ kết hôn.
Như đã nói ở trên, "mai mối chính quyền" là để giải quyết vấn đề khó khăn trong hôn nhân. Tuy nhiên, chất lượng đàn ông thường không đạt yêu cầu nên nhìn chung, phụ nữ thuộc gia đình tốt sẽ đính hôn trước lễ trưởng thành để không rơi vào cảnh ế ẩm.
Vào thời Nam Bắc triều, họ thậm chí còn thực hiện Chính sách liên họa: nếu một cô gái đến tuổi mà không chịu kết hôn thì cả gia đình sẽ bị bỏ tù để trừng phạt.
Dưới triều nhà Hán, bất kỳ gia đình nào có con gái từ 15-20 tuổi chưa kết hôn sẽ bị phạt tiền. Nhà Đường có con trai trên 20 tuổi, gái trên 15 tuổi chưa kết hôn cũng bị trừng phạt.
Như vậy, ngoài cách mai mối ép buộc như đã nói trên, đàn ông và phụ nữ cổ đại có thể bị phạt tiền hoặc bỏ tù nếu không kết hôn đúng tuổi.