Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Loài rắn này phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Mới đây, một quan chức Sở Lâm nghiệp Ấn Độ đã chia sẻ một video đang tắm cho một rắn hổ mang chúa gây xôn xao dư luận.
Chúng chủ yếu sống trong rừng và ăn các loài rắn khác. Nọc độc chủ yếu của rắn hổ mang chúa chứa chất độc thần kinh, sẽ nhanh chóng tấn công hệ thần kinh trung ương của người bị cắn, gây đau đớn dữ dội, suy giảm thị lực, chóng mặt, tê liệt và các triệu chứng khác. Người bị cắn có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Clip Người đàn ông tắm cho rắn hổ mang chúa khiến nhiều cư dân mạng bị sốc. Nguồn: Hindustantimes.
Theo hindustantimes, đoạn video được chia sẻ bởi nhân viên Sở Lâm nghiệp Ấn Độ tên Susanta Nanda. Ngay sau khi được đăng tải, clip ngắn có thời lượng 22 giây khiến nhiều người "tái mặt" khi xem.
Người đàn ông này đã làm điều ngược lại với những gì mọi người thường làm: Tắm cho rắn hổ mang chúa. Đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông ở trong phòng tắm với một con rắn hổ mang.
Trong video, có thể thấy rõ người đàn ông đang tắm cho con rắn bằng cách dùng gáo múc đổ nước lên con rắn. Việc tưới nước vào cơ thể con rắn dường như đang giúp nó làm sạch cơ thể. Ở phần cuối video, có thể thấy con rắn cố gắng cắn vào gáo nước. Khi nhìn thấy hình ảnh này, nhiều người đều bày tỏ sự lo lắng cho Susanta Nanda. May mắn là anh chàng vẫn Bình An vô sự, không có sự cố gì đáng tiếc xảy ra.
Chia sẻ kèm đoạn clip, Susanta Nanda viết: “Tắm cho rắn hổ mang chúa. Rắn có lớp da để bảo vệ và giữ cho chúng sạch sẽ, theo định kỳ, lớp da rắn sẽ được lột ra. Nếu vậy tôi cần gì phải đùa với lửa cơ chứ".
Bài đăng này được chia sẻ vào ngày 17/10. Từ ngày đăng tải, clip thu hút hơn 200.000 lượt xem trên mạng xã hội Twitter. Việc Susanta Nanda tắm cho rắn khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Dưới phần bình luận, một số người có hiểu biết về rắn đã giải thích cho việc làm của nhân viên Sở Lâm nghiệp Ấn Độ. “Trong điều kiện nuôi nhốt (như thú cưng trong chuồng nuôi), đôi khi rắn không thể lột da hoàn toàn, để lại một phần da cũ dính vào và cần có sự can thiệp của con người để loại bỏ hoàn toàn. Nhưng đó không phải là cách xử lý hay tắm cho con rắn", một tài khoản viết.
Một số người suy đoán rằng con rắn hổ mang chúa này có thể đã bị loại bỏ răng nanh.
Đây không phải là lần đầu tiên cư dân mạng thấy có người tắm cho rắn. Trước đó, nhân viên cứu hộ động vật Sintu đã chia sẻ video về hai con rắn ở sân sau. Người đàn ông được nhìn thấy đang tắm cho lũ rắn bằng cách đổ nước từ xô lên cơ thể chúng.