Trong những năm gần đây, một vài tàu ngầm đẩy khí độc lập (AIP) khác nhau đã được Trung Quốc đưa vào hoạt động và được cho là dẫn đầu thế giới về các tiêu chuẩn.
Đây là những tin tức từ trang Duowei News, một kênh truyền thông của người Trung Quốc tại hải ngoại.
Tuy nhiên, do tính chất phân loại cao trong công nghệ tàu ngần, các thông số của hệ thống AIP của Trung Quốc không được tiết lộ đầy đủ, website này cho biết.
Nhưng một bài báo đăng ngày 1/5 trên tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc – đã đề cập tới “động cơ Stirling mới” của Trung Quốc, hiệu quả hơn 117% so với các đối thủ trên thế giới. Những lời bóng gió đầu tiên về chi tiết của công nghệ động cơ này dần nổi lên trong thời gian gần đây. Động cơ có khả năng sẽ được trang bị cho tàu ngầm AIP mới của Hải quân PLA.
Trên tờ Nhân dân Nhật báo số ra ngày 26/4, để chào mừng ngày Quốc tế Lao động, một bài báo với tựa đề “The “Prettiest Worker” Reveals Why Workers are Beautiful" có câu: “Trong lĩnh vực hệ thống động cơ đặc biệt, ban động cơ Stirling thuộc viện nghiên cứu 711, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu thủy Trung Quốc với 10 năm hoạt động đã phát triển độc lập một động cơ mới hoàn toàn. Nó hiệu quả hơn các sản phẩm tương tự ở nước ngoài đến 117%, dẫn đầu toàn thế giới. Nó có lẽ sẽ được cài đặt trong thế hệ tàu chiến tiếp theo của Trung Quốc”.
Viện nghiên cứu 711 là đơn vị nghiên cứu chính phát triển hệ thống động cơ cho tàu ngầm thông thường. Một trong những hệ thống tiên tiến nhất mà viện này đã tạo ra là hệ thống AIP dành cho tàu ngầm diesel-điện lớp Song Type 039B, được trang bị động cơ Stirling dựa trên động cơ mà Trung Quốc nhập khẩu từ Thụy Điển trong những năm 1980.
Một tàu ngầm lớp Song tại căn cứ Thanh Đảo, Trung Quốc |
Theo bài viết trên Nhân dân Nhật báo, một số mô hình của hệ thống động cơ đẩy 4-275 của Thụy Điển mà nước này xuất khẩu cho những người mua nước ngoài, bao gồm một mẫu 75 KW và 110 KW. Tuy nhiên, chỉ có phiên bản 75 KW được bán trên thị trường quốc tế. Trung Quốc đã nhập phiên bản 75 KW từ Thụy Điển sau đó nhân rộng động cơ và sử dụng để trang bị cho tàu ngầm Type 039B.
Khi động cơ Stirling không quá hiệu quả, nó thường được sử dụng cho các phương tiện tuần tra có tốc độ chậm dưới nước. Một công nghệ tạo ra điện mới đã phát triển tại Trung Quốc cho phép tàu ngầm vừa di chuyển vừa nạp năng lượng cùng lúc, website tuyên bố. Vì vậy, mặc dù 4 động cơ Stirling có hiệu quả giống hệt những động cơ được sử dụng trong các tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản, tàu ngầm Trung Quốc vẫn linh hoạt trong chiến thuật hơn. Trước khi oxy lỏng trên tàu ngầm bị cạn kiệt, tàu ngầm không cần dùng đến ống thông hơi nối với mặt nước để biến nó thành một tàu ngầm hạt nhân nhỏ.
Điều này đã loại bỏ những vấn đề về hiệu quả thấp của động cơ Stirling. Các động cơ của tàu ngầm Type 039B sạc điện khá chậm. Sauk hi di chuyển ở tốc độ 20 hải lý trong vài giờ, nó cần di chuyển chậm lại ở tốc độ 2 hải lý trong vài ngày để sạc lại điện. Điều này làm tăng hiệu quả của động cơ chính.
Đây là những gì mà viện nghiên cứu 711 đang cố giải quyết. Theo một bài báo đăng trên Tân Hoa Xã năm 2004, động cơ do viện 711 phát triển là bước đột phá trong công nghệ. Động cơ mới được cho là có 1 mẫu 20 KW và 100 KW. Ưu điểm của động cơ này là có thể sử dụng cùng với các hệ thống động cơ khác như khí tự nhiên, diesel, năng lượng mặt trời, các nhiên liệu rắn khác để tạo ra điện. Điều này cũng làm giảm lượng khí thải so với các động cơ khác trên thị trường. Nó có nghĩa là vào năm 2004, Trung Quốc đã có được một động cơ mạnh gần như ngang ngửa với động cơ Stirling 4-275 110 KW của Thụy Điển.
Website sau đó còn suy đoán rằng năng lượng của động cơ Stirling thế hệ mới của Trung Quốc có thể đạt 160 KW hoặc 217 KW. Nếu tàu ngầm mới sử dụng 4 động cơ Sterling, nhưng tàu ngầm Type 039B đang làm, thì điều này có nghĩa là năng lượng sẽ đạt từ 640 KW đến 868 KW (868-1.180 mã lực). Động cơ này cũng sẽ khiến tàu ngầm vừa hoạt động, vừa sạc điện. Tàu ngầm lớp Kilo của Nga có một máy phát điện 150 mã lực và 2 máy phát dùng trong trường hợp khẩn cấp có 102 mã lực.
Điều này có nghĩa là động cơ Stirling mới của Trung Quốc có thể tự sạc pin ở tốc độ mà một tàu ngầm thông thường dùng ống thông hơi, di chuyển ở tốc độ thấp từ 2-3 hải lý. Đây là một bước đột phá độc đáo. Ngay cả khi pin lithium (đang được phát triển) được trang bị cho tàu ngầm thì vẫn không thể cạnh tranh với tàu ngầm diesel-điện về tỷ trọng năng lượng và vẫn cần phải sạc pin bằng ống thông hơi.
Bảo Linh (Theo Wantchinatimes)