Chiều 15/1, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 228 phiếu thuận, 193 phiếu chống để đưa 2 điều khoản luận tội tới Thượng viện, nơi diễn ra phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump vào ngày 21/1 tới.
Theo giao thức, các nhà lập pháp Hạ viện phải trao một bản sao được ký, đóng dấu cho Thượng viện. Các nhà lập pháp sau đó sẽ tới các phòng của Thượng viện, tuyên bố quyết định của Hạ viện. Thượng viện sẽ phải chấp nhận quyết định này.
Trước khi bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố sẽ có 7 người đóng vai trò là công tố viên trong phiên tòa sắp tới, bao gồm: Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler, Chủ tịch chế độ họp kín Dân chủ Hạ viện Hakeem Jeffries và các đại diện Jason Crow, Val Demings, Sylvia Garcia, Zoe Lofgren.
Hai điều khoản xem xét bãi nhiệm gồm 1 cáo buộc lạm quyền và 1 cáo buộc cản trở Quốc hội. Các nhà lập pháp Hạ viện cáo buộc ông Trump lạm dụng quyền lực khi gây sức ép lên chính quyền Ukraine để họ mở cuộc điều tra cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai ông, Hunter Biden. Cáo buộc thứ hai chống lại Trump bắt nguồn từ nỗ lực ngăn Hạ viện điều tra vụ Kiev của ông.
Bà Pelosi đã hoãn truyền 2 điều khoản này trong gần một tháng để có được sự nhượng bộ cua Thượng viện đối với thủ tục xét xử. Để Trump bị kết án thì cần 2/3 thượng viện hoặc 67 thượng nghị sĩ tin rằng ông ấy có tội. Trước đây, có 2 tổng thống Mỹ từng bị đưa ra xét xử trước Thượng viện là Andrew Johnson và Bill Clinton nhưng cả hai đều được tha bổng. Tổng thống Richard Nixon cũng đã bị luận tội nhưng ông đã từ chức trước khi phiên tòa bắt đầu. Tổng thống James Buchanan là đối tượng bị điều tra nhưng Hạ viện không tìm thấy tội danh của ông.