5 thế kỷ trước, những đường viền của Trung Đông hiện đại đã được định hình thông qua loạt trận Ottoman. Kết quả của những trận chiến - hình thành nên sự vận động của tôn giáo, nhân khẩu học và chính trị của khu vực - sau cùng quan trọng hơn nhiều so với hiện tượng hiện đại như Hiệp ước Sykes-Picot. Tháng này đánh dấu 500 năm kỷ niệm một trong những trận chiến quan trọng nhất - trận Marj Dabiq - giữa đế quốc Ottoman và Vương quốc Hồi giáo Mamluk của Ai Cập, Cận Đông và Hejaz.
Trận chiến giữa vua Ba Tư Ismail và vua Uzbek Shaybani. Ảnh: Wikimedia Commons |
Marj Dabiq có nghĩa là "đồng cỏ của Dabiq", diễn ra cạnh thị trấn Dabiq của Syria hiện đại, nơi mà Nhà nước Hồi giáo IS tin rằng trận đánh Armageddon sẽ xảy ra theo chuyện thánh Muhammad. Tây bắc Syria rải rác vô số chiến trường, cả cổ xưa lẫn hiện đại, bởi nó nằm trên tuyến đường có thể di chuyển qua lại dễ dàng nhất, một mặt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, mặt khác giữa Cận Đông, Ai Cập và Mesopotamia.
Vào đầu thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman đã chinh phục hầu hết vùng Balkan, chuyển sự chú ý của mình tới Trung Đông. Động lực ban đầu của việc này là ảnh hưởng từ việc Đế quốc Ba Tư Safavid mở rộng nhanh chóng. Đế quốc Safavid hình thành từ năm 1501 tại tỉnh Đông Azerbaijan ở bắc Iran ngày nay. Nó nhanh chóng mở rộng bao gồm Ba Tư, Afghanistan và Iraq.
Đế quốc này ảnh hưởng to lớn đối với nhiều bộ lạc người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều bộ lạc tại đây bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền về Safavid của người Shia. Để chống lại ảnh hưởng vô cùng bất ổn này đối với sườn đông, người Ottoman đã chuyển sang đối đầu trực tiếp với người Safavid. Điều này đã dẫn đến trận chiến Chaldiran chủ chốt ngày 23/8/1514, kết quả mang lại chiến thắng cho Ottoman nhờ vào lực lượng pháo binh vượt trội. Trận Chaldiran đã củng cố địa vị của Ottoman ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Lưỡng Hà, hạn chế sự mở rộng của Safavid tới Ba Tư. Điều này cuối cùng cũng ngăn cảnh sự bành chướng của Hồi giáo Shia và tăng cường sự liên kết giữa bản sắc quốc gia Iran với Hồi giáo Shia. Hồi giáo Sunni, được người Ottoman bảo vệ, chiếm ưu thế vĩnh viễn tại hầu hết phần còn lại trong khu vực.
Trận Chaldiran sớm dẫn tới trận đánh then chốt khác trong khu vực. Sau khi đảm bảo sườn phía đông của đế chế, vua Sultan Selim I của Ottoman có thể chuyển sự chú ý sang phía tây nam, nơi Vương quốc Hồi giáo Mamluk đang thống trị. Vương quốc Mamluk thống trị thế giới Hồi giáo trong 3 thế kỷ, cai trị một vùng đất trung tâm ổn định tại Ai Cập cùng các thành phố thánh địa như Mecca, Medina và Jerusalem. Trong khi đó, nhiều phần còn lại của thế giới Hồi giáo bị rạn nứt và rơi vào hỗn loạn do hậu quả bị Mông Cổ xâm lược.
Vương quốc Mamluk được thành lập tại Ai Cập năm 1250 bởi một chính trị đầu sỏ của Turkic và những nô lính tại Circassian - Mamluks - người này đã đoạt được quyền lực từ Triều đại Saladin của vương triều Ayyubid. Tham vọng của họ đã ngăn được bước chân Mông Cổ tại trận Ain Jalut vào năm 1260. Hơn nữa, sau khi Mông Cổ phá hủy đế chế Abbasid tại Baghdad vào năm 1258, một thành viên của gia đình đã sống sót, trốn tới Cairo. Ở đây, ông và các hậu duệ của mình đã thiết lập một "đế chế bóng tối" dưới sự kiểm soát của Mamluk. Tuy nhiên, tới đầu những năm 1500, Mamluk bắt đầu suy tàn dần.
Người Ottoman rất sợ khả năng xảy ra liên minh giữa người Mamluk và người Safavid. Sau trận chiến Chaldiran, người Safavid và Mamluk đã đưa ra một kết luận dường như là một hiệp ước phòng thủ. Đó là nếu người Ottoman xâm chiếm Ba Tư một lần nữa, người Mamluk sẽ di chuyển về phía bắc, tiến từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đã dẫn tới cuộc xâm lược Vương quốc Mamluk do Ottoman cầm đầu vào năm 1516.
Khi cuộc xâm lược Syria của Ottoman dưới thời Selim I bắt đầu, Vương quốc Mamluk nhận thấy mình khó lòng mà chuẩn bị cho chiến tranh được. Vua Mamluk khi ấy là Qansuh al-Ghawri, trước đó đã có những động thái ngoại giao khó hiểu, cố hỗ trợ cho cả người Ottoman lẫn người Safavid. Quân đội ông gửi tới miền bắc Syria đã tàn phá thành phố Aleppo thay vì bảo vệ nó và không nhận được sự hỗ trợ từ người dân địa phương mặc dù điều này đã xảy ra trước khi vị vua này tới. Trong quá trình chiến đấu sau đó tại Marj Dabiq, thống đốc Aleppo, Kha'ir Bey, đã phản bội chủ bằng cách kêu gọi rút lui từ cánh trái và lan truyền tin đồn rằng Qansuh đã bị giết chết (ông được phong chức thống đốc Ottoman Ai Cập từ năm 1517-1522).
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng trong chiến thắng Ottoman là ưu thế chiến thuật và công nghệ quân sự mới. Cả người Mamluk và Ottoman đều đưa khoảng 65.000 binh sĩ nhưng quân đội Mamluk quá phục thuộc vào kỵ binh và cố gắng giành chiến thắng thông qua các cuộc tấn công bằng kỵ binh. Mặc khác, quân Ottoman lại khéo léo triển khai pháo binh ở 2 cánh và lính ngự lâm ở trung tâm. Hỏa lực áp đảo vượt trội này đã nghiền nát quân Mamluk. Sau đó, 7.000 binh sĩ Mamluk đã bị tiêu diệt, trong đó có vua al-Ghawri.
Vương quốc Mamluk sụp đổ ngay sau đó. Với chiến thắng tiếp theo gần Cairo của Ottoman, tại trận Ridaniya ngày 22/1/1517, Ai Cập trở thành một tỉnh của Ottoman. Ngoài ra, việc người Ottoman kiểm soát khu vực Hejaz đã khiến thủ lĩnh của Mecca chuyển từ đế chế Mamluk sang trung thành với đế chế Ottoman.
Quan trọng nhất, người Ottoman đã kiểm soát được "vua bóng tối", người đã chiếm được Istanbul và chuyển giao đế chế này cho vua Ottoman. Tuy nhiên, hầu hết thế giới Sunni đều cháp nhận yêu sách của Ottoman với đế chế này. Như vậy, trận Marj Dabiq đã khởi động cho 4 thế kỷ đế chế Ottoman thống trị tôn giáo khắp thế giới Hồi giáo và thống trị về chính trị phần lớn thế giới Ả Rập.
Khác với kết quả chính trị và quân sự ngay trực tiếp, trận Marj Dabiq có ý nghĩa chính trị và tôn giáo lâu dài đối với vùng Trung Đông. Nó đóng góp vào nền văn hóa tôn giáo và chính trị hiện đại của Trung Đông, dẫn tới sự lu mờ của các thể chế, quyền lực Ả Rập. Thậm chí ngay cả sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ, nhiều di sản của nó vẫn tiếp tục hình thành lên thế giới Ả Rập.
Bảo Linh (National Interest)