Trào lưu này theo một người làm nghề môi giới hôn nhân tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) tiết lộ đã có từ lâu. Đặc trưng nổi bật của trào lưu này là cặp đôi sẽ sinh 2 người con trai, kéo dài huyết mạch cho 2 dòng họ.
Tưởng Tâm là một cô gái theo trào lưu này. Sau khi kết hôn, cô vẫn ở nahf mẹ đẻ, cuối tuần sẽ về nhà chồng ở 2 ngày. Sau 7 năm hôn nhân, Tưởng Tâm và mẹ chồng gần như không phát sinh những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu thường thấy. Những ngày lễ tết, đại gia đình tụ họp, Tưởng Tâm, mẹ ruột và mẹ chồng cùng nhau đi mua sắm, cùng nhau nấu cơm.
Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng có những người ủng hộ trào lưu ‘2 bên cùng cưới’. Hồ Sở Tiêu là một người như vậy. Anh trước đây có bạn gái nhưng phải chia tay vì đằng gái thách cưới quá cao. Trong khi đó, với "hai bên cùng cưới", sính lễ và hồi môn chỉ mang tính hình thức, trong hôn lễ, sính lễ và hồi môn vẫn được trao tặng cho hợp với lễ nghi, nhưng khi hôn lễ kết thúc chúng đều sẽ được trả về với chính chủ.
Thông thường, các cặp đôi duy trì hình thức ‘2 bên cùng cưới’ sẽ ở gần nhau, là đồng hương, điều kiện gia đình không quá chệnh lệch, vì vậy họ sẽ bớt lo lắng phải lấy chồng xa, khác biệt văn hóa,.. Về việc phân chia tài sản cho con cũng trở nên dễ dàng khi đa phần các cặp đôi đều sinh 2 con trai để có người nối dõi, trước đó đều đã bàn bạc con sinh ra theo thứ tự sẽ theo họ chồng hay vợ.
Tuy nhiên, trào lưu này cũng có hệ lụy. Nhiều cặp đôi trước khi cưới đã thương lượng xong xuôi, giả dụ thỏa thuận con cả theo họ cha, con út theo họ mẹ, nhưng sau này đôi vợ chồng trẻ sinh con mà con cả là nữ, con út là nam, nhà trai theo thỏa thuận phải nhận cháu gái, họ chắc chắn sẽ không vui vẻ. Thậm chí có cặp vợ chồng vì lâm vào tình cảnh như trên mà dẫn đến ly hôn, nhà trai muốn thông qua ly hôn để "cướp" lại con trai.