Tại Lôi Âm Tự, Phật Tổ Như Lai đã ghi nhận công đức của các thầy trò. Theo đó, Đường Tăng được phong làm đặt tên là Chiên Đàn Công Đức Phật, Tôn Ngộ Không là Đấu Chiến Thắng Phật, các thành viên còn lại đều trở thành Bồ Tát trên núi Linh Sơn.
Tại sao chỉ có Đường Tăng và Tôn Ngộ Không mới thành Phật? Trên thực tế, khi Quan Âm lựa chọn người đi thỉnh kinh, bà đã nói vài câu, ám chỉ về số phận của thầy trò Đường Tăng.
Khi ở núi Phước Lăng, Quan Âm gặp Trư Bát Giới, trước là Thiên Bồng Nguyên Soái. Biết Trư Bát Giới ăn thịt người để sống, Quan Âm giáo huấn: "Phật giáo có cách nuôi dưỡng sức khỏe của mỗi người. Thế gian có đủ các loại ngũ cốc hỗn hợp, tất cả đều có thể chống đói. Tại sao phải ăn thịt người để tạo ra nghiệp ác?".
Khi Bát Giới nghe nói mình có thể ăn ngon nhờ vào đạo Phật thì gật đầu đồng ý, nhưng không biết rằng lời của Bồ Tát - "Thế gian có đủ các loại ngũ cốc hỗn hợp, tất cả đều có thể chống đói" - đã ám chỉ vị trí Tịnh Đàn Sứ Giả trên núi Linh Sơn. Như vậy, ngay từ sớm, chúng ta đã biết Bát Giới không thể thành Phật.
Khi đến Lưu Sa Hà, Quan Âm đã nói điều này với Sa Tăng: "Ta sẽ dạy ngươi, phi kiếm sẽ không xuyên qua ngực ngươi, đến khi nhiệm vụ hoàn tất sẽ miễn trách nhiệm, tiếp tục nhiệm vụ. Ngươi nghĩ thế nào?".
Khi nghe tin mình vẫn có cơ hội trở lại Thiên Đình, Sa Tăng hồ hởi đồng ý. Quan Âm thật sự giữ lời, dưới sự cố gắng của bà, Sa Tăng không chỉ tránh được án kiếm đâm xuyên ngực, mà sau khi hoàn thành nhiệm vụ lấy kinh, ông còn được coi là có công "leo núi dắt ngựa".
Tuy nhiên, sau khi Sa Tăng bị giáng xuống hạ giới, vị trí Quyển Liêm Đại tướng đã bị Ngọc Hoàng chuyển giao cho người khác, ngay cả Quan Âm cũng không lường trước được. Với Sa Tăng không còn lựa chọn nào khác, chẳng lẽ lại quay về Lưu Sa Hà lạnh lẽo và tiếp tục làm yêu quái? Do đó, Sa Tăng chỉ có thể ở lại núi Linh Sơn, trở thành Kim Thân La Hán Bồ Tát.
Về con đường tương lai của Bạch Long Mã, Quan Âm nói: "Ta xin Ngọc Hoàng tha mạng cho ngươi và ban cho ngươi đi thỉnh kinh giúp đỡ người".
Khi đó, Bạch Long Mã phóng hỏa đốt lụi viên ngọc trên đỉnh đền của Tây Hải Long Vương, sắp bị xử tử. Nghe Quan Âm nói tha mạng, hắn đồng ý ngay tại chỗ và từ đó trở thành con ngựa của Đường Tăng.
Sau 14 năm làm ngựa cho người ta cưỡi, Bạch Long Mã chăm chỉ cuối cùng cũng được Như Lai phong danh hiệu Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát. Bạch Long Mã nhận được danh hiệu thì vui mừng khôn xiết, dù sao 14 năm trước hắn cũng là tử tù, nhưng hiện tại đã tái sinh là một trong những Bồ Tát trên núi Linh Sơn, thật sự là đại phúc.
Đến đây, có người sẽ hỏi Quan Âm đã hứa gì khi Tôn Ngộ Không bị giam dưới Ngũ Hành Sơn? Trong chương 8 của Tây Du Ký, Quan Âm nói với Ngộ Không: "Ngươi muốn làm phải thì trời cũng độ cho, ngươi đã quyết tu hành, đợi ta xuống Ðại Ðường tìm một thầy thỉnh kinh, dặn ghé mà cứu, thì ngươi theo làm đệ tử, giữ phép Phật mà đi tới Tây Phương thỉnh kinh về, cũng thành chánh quả".
Cách diễn đạt của Quan Âm rất tinh tế, bà không hứa Ngộ Không sẽ thành Phật, mà chỉ để Ngộ Không tạm thời lấy lại tự do, trở thành đệ tử của Đường Tăng, đi khi nhập Phật môn rồi mới tu học chân pháp.
Lúc này, Tôn Ngộ Không bị Như Lai dùng Ngũ Hành Sơn trấn áp 500 năm, không thể cử động, nghe tin chỉ cần làm đệ tử cho Đường Tăng là có thể thoát khỏi, lập tức vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không được sinh ra từ trời đất, là một con khỉ đá có trí tuệ hiếm có trong hàng nghìn năm. Trên đường thỉnh kinh, khi gặp Lục Nhĩ Hầu, Tôn Ngộ Không đã đến trước mặt Phật Tổ Như Lai xin rút lui.
Lúc này, con đường về Tây Thiên đã đi được một nửa, nhiệm vụ thỉnh kinh đã như mũi tên trên cung, làm sao có thể để Tôn Ngộ Không dễ dàng rời đi? Để giữ lại Ngộ Không, Đức Phật đã thể hiện lòng chân thành: "Hoàn thành công việc, ngươi cũng sẽ ngồi trên đài sen". Chính nhờ lời hứa của Đức Phật mà Tôn Ngộ Không mới có cơ hội thành Phật.
Ngược lại, Đường Tăng có tiền thân là Kim Thiền Tử, đệ tử thứ hai của Như Lai. Đức Phật có ý muốn truyền áo cho Đường Tăng nên cũng phong ông làm Phật.
Như vậy, Tôn Ngộ Không và Đường Tăng có thể thành Phật, một là vì họ phán đoán được tình thế và thích ứng với hoàn cảnh, hai là dựa vào xuất thân và mối quan hệ.