Sau một năm, tuyến du lịch đường biển của Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam càng trắng trợn hơn.
Việc Trung Quốc mở tuyến du lịch bằng đường biển mới tới Hoàng Sa của Việt Nam nhằm giảm bớt độ dài của lộ trình, theo hãng Xinhua đưa tin trong tuần qua. Truyền thông Trung Quốc xem việc này là một sự thành công trong dự án hàng hải của mình. Cũng theo Xinhua, tuyến du lịch đã được khởi động và thử nghiệm từ tháng 4/2013. Từ đó, công ty Vận tải eo biển Hainan đã tiến hành đưa hơn 3.000 du khách đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên biển Đông.
Tàu Coconut Princess đi từ Tam Á ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Tuyến du lịch do một con tàu đơn tên là “Coconut Princess” hàng tháng hay hai lần/tháng tổ chức các chuyến đi chở khoảng 200 khách du lịch mỗi lần. Thông thường, chuyến hành trình sẽ bắt đầu tại Haikou, thủ phủ tỉnh Hainan, và mất 20 giờ để tới Hoàng Sa. Tuy nhiên, bắt đầu từ hôm thứ Ba (2/9), Hãng vận tải eo biển Hainan đã chuyển điểm khởi hành sang Tam Sa, nằm ở phía nam Hainan nên chuyến đi sẽ chỉ mất 12 giờ.
Các khách du lịch sẽ đến thăm ba đảo Yinyu (Observation Bank), Quanfu và Yagong, thuộc nhóm đảo Crescent của quần đảo. Một quan chức cấp cao của hãng vận tải vận hành chuyến đi cho báo Xinhua hay, các du khách có thể “ chơi bóng chuyền bãi biển, lặn, câu cá và chụp ảnh cưới" trên Hoàng Sa. Chuyến hành trình kéo dài 4 ngày 3 đêm.
Nhóm đảo Crescent của quần đảo Hoàng Sa
Bằng việc mở tuyến du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc ý đồ củng cố tuyên bố kiểm soát khu vực này của họ. Những con tàu du lịch mang theo lương thực và nơi ở cho các khách du lịch của họ cho phép Trung Quốc mang theo số lượng khủng các cơ sở hạ tầng đồ sộ cần thiết cho các công trình xây dựng trên đất liền. Thêm vào đó, sự hiện diện các tàu biển cũng cung cấp những tin tức do thám mới cho những ý đồ của Trung Quốc bằng cách sử dụng các tàu phi quân sự để kiểm soát khu vực Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam. Bắc Kinh thường ưa thích sử dụng các tàu vệ binh biển hay thậm chí là tàu cá của ngư dân nhằm ngang nhiên khẳng định tuyên bố của họ. Bởi một chiếc tàu du lịch không trang bị vũ trang và đầy cư dân thì khó có thể nào lại là mục tiêu từ một hành động can thiệp nào khác.
Trong khi đó, ngoài việc xâm phạm chủ quyền mới nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn tuyên bố hoạt động mở tuyến đường biển cho khách du lịch tới Hoàng Sa không liên quan tới bất kỳ quốc gia nào.
International Herald Tribune cho hay, những hành khách đầu tiên tham gia chuyến du lịch bắt buộc phải là cư dân Đại lục, những cư dân Trung Quốc từ Hong Kong hay Macao đều bị từ chối không lời giải thích.
Xinhua cho hay, mở tuyến du lịch mới sẽ giúp ngăn chặn “những chuyến đi trái phép và tiềm tàng nguy hiểm” đến quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, một đầu bếp Trung Quốc đã dùng khinh khí cầu đến quần đảo Sensaku/Điếu Ngư là một ví dụ khó quên.
Sử dụng du lịch được xem như một cách để hợp pháp hóa khu vực chiếm đóng trái phép. Du lịch với việc tham gia câu cá và khoan dầu như một phương thức chứng tỏ kiểm soát về kinh tế trong khu vực tranh chấp-và mang lại những lợi ích về kinh tế cho nước tổ chức.
Việt Nam đã cực lực phản đối hành động này từ năm ngoái. Báo Thanh niên, gọi tuyến du lịch mới này là “vụ mới nhất trong một loạt những động thái đơn phương kích động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”
Chi MK (Nguồn: The Diplomat)
Theo Người đưa tin