Theo quan chức Triều Tiên, Kim Jong-un đã quyết định tiến hành thử bom nhiệt hạch từ ngày 12/12/2015, cũng chính là ngày nhóm nhạc Moranbong hủy buổi diễn tại Bắc Kinh. Thời điểm này đã chứng tỏ, việc thực hiện cuộc thử nghiệm này của phía Triều Tiên là hành động bộc phát do Trung Quốc châm ngòi.
Ngày 6/1, Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên đưa tin, trưa ngày 6/1 Triều Tiên đã thành công thử nghiệm bom nhiệt hạch. Khi Triều Tiên thực hiện ba cuộc thử nghiệm trước đó đều báo trước cho Mỹ và Trung Quốc ít nhất nửa tiếng. Thế nhưng, cuộc thử nghiệm lần này Triều Tiên hoàn toàn không báo trước cho Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ra, vào năm 2013, khi Triều Tiên thực hiện thử nghiệm hạt nhân đã dẫn đến một trận động đất nhân tạo mạnh cấp 5. Lần này, tuy Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch, thế nhưng sức nổ chỉ ở mức thông thường của một cuộc thử nghiệm hạt nhân. Vì sao Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân mà lại nói là thử nghiệm bom nhiệt hạch?
Thứ nhất là “thuyết sinh nhật”. Ngoài lần thử nghiệm thứ hai vào ngày 25/5/2009 ra, hai lần thử nghiệm khác của Triều Tiên đều có một qui luật. Lần thử nghiệm hạt nhân năm 2013 được tiến hành vào ngày 12/2, ngày 16/2 chính là sinh nhật của cựu lãnh đạo Kim Jong-il. Thời gian của cuộc thử nghiệm năm 2006 là ngày 9/10, ngày 10/10 vừa đúng là ngày kỉ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Cách cuộc thử nghiệm lần này hai ngày chính là ngày sinh nhật của nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un 8/1. Một trong những lý do Chủ tịch Kim thử nghiệm hạt nhân lần này chính là mừng ngày sinh của mình.
Thứ hai, cuộc thử nghiệm này có tác dụng giúp đỡ Đại hội Đảng. Từ khi lên lãnh đạo đến nay, Chủ tịch Kim Jong-un luôn tập trung phát triển quân sự nhằm tăng cường sự gắn kết trong chính quyền. Ngày 28/11/2015, Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa từ tàu ngầm, do trình độ khoa học kỹ chưa đủ phát triển nên kết quả của cuộc thử nghiệm là thất bại. Tháng 5/2016, Triều Tiên sẽ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7. Đây là đại hội được tổ chức 30 năm một lần của Đảng Lao động Triều Tiên. Kim Jong-un cần sự giúp đỡ cuộc thử nghiệm để nhân dân thấy được sức mạnh quốc phòng hung mạnh cũng như nội bộ chính quyền ổn định của quốc gia.
Thứ ba, cuộc thử nghiệm sẽ phá vỡ hoài nghi của thế giới sau khi thông tin Triều Tiên đang sở hữu bom nhiệt hạch được ông Kim Jong-un tuyên bố ngày 10/12/2015. Chủ tịch Kim hy vọng dùng thử nghiệm hạt nhân để phá vỡ nghi ngờ của thế giới cũng như phản đối những chỉ trích của Trung Quốc với Triều Tiên về vấn đề hạt nhân.
Theo quan chức Triều Tiên cho biết, Kim Jong-un đã quyết định tiến hành thử bom nhiệt hạch từ ngày 12/12/2015, cũng chính là ngày nhóm nhạc Moranbong hủy buổi diễn tại Bắc Kinh. Thời điểm này đã chứng tỏ, việc thực hiện cuộc thử nghiệm này của phía Triều Tiên là hành động bộc phát do Trung Quốc châm ngòi.
Cuối cùng, đây là một đòn gây shock dành cho Mỹ. Trong tuyên bố ngày 6/1 của Thông tấn xã Triều Tiên có đề cập: Triều Tiên thực hiện cuộc thử nghiệm lần này là để chống lại các thế lực thù địch do Mỹ dẫn đầu về vấn đề hạt nhân. Cuộc thử nghiệm nhằm bảo vệ triệt để chủ quyền quốc gia và quyền sinh tồn của dân tộc, kiên quyết duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo và khu vực. Trong bài phát biểu đầu năm mới vào ngày 5/1, Thông tấn xã Triều Tiên cho biết : “Việc chống lại những đe dọa của Mỹ về vấn đề hạt nhân, bảo vệ sự tồn tại và phát triển vũ khí hạt nhân là những việc cần làm. Mỹ mới chính là thủ phạm của chiến tranh hạt nhân khi cuộc thử nghiệm hạt nhân của Mỹ đã diễn ra từ năm 1950”.
Ngày 28/7/2015, đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo và cho biết: “Việc phát triển tiềm năng hạt nhân là hành động chống lại những Chính sách thù địch mà Mỹ áp dụng với Triều Tiên trong hơn nửa thế kỷ qua.Việc này là một biện pháp không thể thiếu trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền sinh tồn của đất nước chứ không phải là một chiêu bài để “mặc cả” trên bàn đàm phán”. Ngày 19/12/2015, Thông tấn xã Triều Tiên cho biết, “Triều Tiên đã có đủ năng lực để tấn công lãnh thổ Mỹ”
Phía Nhà trắng đã nhận xét về cuộc thử nghiệm này của Triều Tiên, rằng “khó có thể xác minh tính chính xác của cuộc thử nghiệm, Mỹ sẽ có những hành động thích hợp để đáp trả”. So với những phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trong những lần thử nghiệm trước, Mỹ hiện nay đã dần mềm mỏng hơn do đang sa lầy tại khu vực Trung Đông. Những phản ứng hiện nay của Mỹ chỉ là chiến lược cần thiết, đồng thời với địa vị trên trường quốc và những thay đổi của hoàn cảnh, việc liệu có nên hòa giải với Triều Tiên không cũng là một câu hỏi đáng suy nghĩ của chính phủ Obama.
Nghiêm Thu (Duowei)