Tin mới

Những sự kiện chính dẫn đến vụ thử bom nhiệt hạch chấn động của Triều Tiên

Thứ tư, 06/01/2016, 16:28 (GMT+7)

Ngày 6/1, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên khiến nhiều quốc gia trên thế giới tức giận và lên tiếng chỉ trích. Tuy nhiên, khi nhìn lại chuỗi sự kiện trước đó, việc thử nghiệm này của Bình Nhưỡng không phải là một bất ngờ.

Ngày 6/1, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên khiến nhiều quốc gia trên thế giới tức giận và lên tiếng chỉ trích. Tuy nhiên, khi nhìn lại chuỗi sự kiện trước đó, việc thử nghiệm này của Bình Nhưỡng không phải là một bất ngờ.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin, vào lúc 10h ngày 6/1 (giờ địa phương), Bình Nhưỡng đã thử nghiệm một thiết bị nổ hydro. Vụ nổ được phát hiện sau khi Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ghi nhận một trận động đất gần bãi thử hạt nhân của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng tuyên bố lý do của vụ thử nghiệm này là một hành động tự vệ trước kẻ thù, và cam kết sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cộng đồng quốc tế tôn trọng chủ quyền quốc gia của mình, thông báo của KCNA cho biết.

Bình Nhưỡng cũng nói rằng đã sẵn sàng để tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa ngành công nghiệp quân sự và vũ khí hạt nhân nhằm đối phó với các mối đe dọa có thể.

Đây là lần thứ tư Triều Tiên kích nổ một thiết bị hạt nhân. Dưới đây là chuỗi sự kiện chính dẫn đến việc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm bom nhiệt hạch.

Hình ảnh về một vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch. Ảnh minh họa: Internet

Ngày 9/10/2006, Triều Tiên đã chứng minh khả năng hạt nhân của mình với vụ thử nghiệm đầu tiên dưới lòng đất bằng cách kích nổ một thiết bị chứa plutonimum. Buổi thử nghiệm này đã thành công, và không có rò rỉ phóng xạ nào trong khu vực, KCNA cho biết. Giới chức tình báo Mỹ đã phân tích mẫu không khí thu thập được vài ngày sau vụ thử nghiệm và xác nhận rằng có một vụ nổ đã xảy ra.

Ngày 14/10/2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết năm 1718, áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vì vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên. Nghị quyết này yêu cầu Triều Tiên phải loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo.

Ngày 13/2/2007, vòng thứ 5 của hội nghị đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận. Bình Nhưỡng chấp thuận đóng cửa lò phản ứng hạt nhân Yongbyon trong 60 ngày để đổi lấy nguồn viện trợ nhiên liệu khổng lồ.

Từ ngày 26-30/6/2007, các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đến Triều Tiên để thỏa thuận về việc đóng cửa lò phản ứng. Đó là lần đầu tiên họ đã phép vào Triều Tiên kể từ năm 2002.

Lò phản ứng hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Ngày 2/9/2007, sau cuộc đàm phán song phương tại Geneva, Mỹ cho biết Triều Tiên đồng ý dỡ bỏ tất cả các cơ sở hạt nhân của mình vào cuối năm 2007.

Ngày 27/6/2008, Triều Tiên phá hủy tháp làm mát tại lò phản ứng nguyên tử chính của mình là Yongbyon, một động thái mang tính biểu tượng cho cam kết của Bình Nhưỡng đối với thỏa thuận đã kí.

Hai tháng sau, ngày 26/8, Bình Nhưỡng cho biết đã dừng việc vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của mình và sẽ cân nhắc khả năng khôi phục hoạt động của các cơ sở này để phản đối sự chậm trễ của Mỹ trong việc xóa tên Triều Tiên khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.

Ngày 25/5/2009, Triều Tiên thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ hai dưới lòng đất. Lần thử nghiệm này được tin là mạnh hơn lần thứ nhất, ước tính vào khoảng 2-7 kiloton.

Ngày 12/11/2010, Siegfried Hecker, một nhà khoa học hạt nhân của Mỹ, đã có chuyến thăm tới Triều Tiên. Tại đây, ông đã được chứng kiến một cơ sở làm giàu uranium tiên tiến ở Yongbyon.

Ngày 30/11, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin việc xây dựng một lò phản ứng ứng nhẹ và làm giàu uranium mức độ thấp đã đạt được tiến bộ.

Ngày 29/2/2012, Triều Tiên chấp thuận ngừng làm giàu uranium cũng như các vụ thử tên lửa tầm xa.

Ngày 24/1/2013, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố sẽ tiến hành mọt "vụ thử hạt nhân cấp cao".

Ngày 4/2/2013, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến an ninh đất nước, trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang chịu nhiều sức ép do đẩy mạnh kế hoạch thử nghiệm hạt nhân.

Ngày 12/2/2013, Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm thứ 3 tại bãi thử Punggye-ri, chỉ vài tiếng sau khi Bộ Chính trị thuộc Đảng Lao động tuyên bố sẽ bắn tên lửa tầm xa.

Ngày 20/5/2015, Bình Nhưỡng tuyên bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng đánh bại Mỹ.

Truyền hình Hàn Quốc tập trung đưa tin về vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên sáng 6/1. Ảnh: Reuters

Tháng 12/2015, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố nước này đã sẵn sàng kích nổ một quả bom nhiệt hạch.

Đến ngày 6/1/2016, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên, động thái có thể chọc giận rất nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Xem thêm video những hình ảnh hiếm về một vụ thử bom nhiệt hạch:

[mecloud]UhaJUXfC2n[/mecloud]

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news