Tiếp tục đề cập tới tuyên bố thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, các chuyên gia thế giới đã đưa ra phán đoán về phản ứng của các quốc gia khác.
Xem phần 1: Những nghi ngờ trong vụ thử "bom nhiệt hạch" của Triều Tiên
Mỹ có nên lo lắng?
Trước mắt thì có.
Triều Tiên có thể đạt được khả năng này trong vài năm tới, theo ông Heisbourg.
"Điều này không vượt quá khoảng thời gian 10 năm", ông nói.
Cho rằng Triều Tiên đã chứng minh mình sẵn sàng dùng đến vũ lực, bên cạnh đàm phán, các nhà phân tích nói đó là lý do để báo động. Hàn Quốc và Nhật Bản có nguyen nhân trực tiếp để qua ngại nhưng mối đe dọa còn mở rộng hơn nữa.
"Nếu bạn là Trung Quốc, Nhật Bản hay một nước nào đó có sự thịnh vượng và an ninh phụ thuộc vào mối quan hệ với châu Á - Thái Bình Dương - nghĩa là phần lớn thế giới - bạn sẽ phải rất, rất lo lắng", ông Heisbourg nói.
Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 6/1 đã gây ra một trận động đất ở khu vực lân cận. Ảnh: AP |
Điều gì đang xảy ra?
Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc kể từ khi cuộc xung đột 1950-53 kết thúc sau một thỏa thuận ngừng bắn. Bình Nhưỡng đã nhiều lần đe dọa hủy diệt Hàn - Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gọi cuộc thử nghiệm này là một "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với an ninh quốc gia và điều này "không thể tha thứ". Ông cũng nói đất nước mình sẽ có một "phản ứng kiên quyết".
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói rằng một "phản ứng quốc tế mạnh mẽ" sẽ được đưa ra thảo luận bởi Hội đồng bảo an LHQ.
Tổ chức này đã nhanh chóng kêu gọi cuộc họp khẩn cấp về tuyên bố hạt nhân này. Nhưng trong khi các nhà phân tích mong đợi sự thúc đẩy - hoặc nỗ lực tốt hơn - các lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên, họ lại nói rằng mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn đâu vào đấy.
"Mỹ và các nước châu Âu về cơ bản không có bất kỳ mối quan hệ kinh tế nào với Triều Tiên vì vậy họ không có biện pháp trừng phạt nào", ông Heisbourg nói.
Trong khi một số biện pháp trừng phạt tín dụng giúp đưa vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran lên bàn đàm phán, Iran đã mất mát nhiều về mặt kinh tế từ các đối tác của họ. Tại thời điểm này, Triều Tiên chủ yếu là cắt đứt.
"Với Iran, chúng ta có thể có một loạt các biện phát trừng phạt, có thể nâng lên hoặc hạ xuống tùy vào hoàn cảnh. Nhưng với trường hợp của Triều Tiên, chúng ta đã tận dụng khá nhiều "người nắm giữ chìa khóa" - ngoại trừ Trung Quốc".
Ông Heisbourg và các nhà phân tích khác đã gọi Trung Quốc là người chơi lớn nhất "trò chơi" hiện tại nhưng họ lại đang có quan điểm không ổn định trong việc cân bằng giữa quan ngại về chương trình hạt nhân tiên tiến của Triều Tiên với lo lắng về sự thất bại của nước này.
"Nhân tố chính ở đây là Trung Quốc. Điều cuối cùng họ muốn đó là sự hỗn loạn ở biên giới dẫn tới sự gián đoạn kinh tế hoặc một cuộc khủng hoảng di cư", ông Timothy Stafford, nhà phân tích nghiên cứu Chính sách hạt nhân tại Viện Royal United Services của London.
Trung Quốc sẽ có 2 động thái: gây áp lực kinh tế lớn hơn cho Triều Tiên như sự trừng phạt hoặc giữ nguyên trạng vì sợ kích động sự sụp đổ của nước này, theo các chuyên gia.
Câu hỏi được đưa ra ở đây là Trung Quốc sẽ nổi giận như thế nào khi Triều Tiên làm lơ trước những cảnh báo và đi tới quyết định thử nghiệm.
Trong khi Trung Quốc từ lâu đã là một đồng minh của Triều Tiên, các chuyên gia lưu ý rằng họ cũng sẽ chịu mất mát từ một vụ leo thang hạt nhân.
"Điều này đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia của Trung Quốc, đe dọa tới hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á và khu vực rộng lớn hơn", Giáo sư Shi Yinghong, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại ĐH Nhân dân, Bắc Kinh cho biết.
Các nhà phân tích tại Trung Quốc dự đoán Bắc Kinh sẽ hướng ra bên ngoài để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, một phần vì họ đã nhúng tay vào Biển Đông và nhiều vấn đề khác nữa.
"Trung Quốc sẽ phải làm việc với các đối tác khác về vấn đề này", Giáo sư Zhu Feng đến từ ĐH Nam Kinh cho biết.
Trong khi đó, Stafford cho rằng hãy tiếp tục dõi theo một sự thay đổi có thể diễn ra trong tính toán của Washington.
Khi mà Mỹ có thể không phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp, vụ thử hôm 6/1 cho thấy trọng lượng lời nói của Washington đối với chính sách hạt nhân của Triều Tiên là không có.
"Triều Tiên không có dấu hiệu nào muốn trở lại bàn đàm phán hoặc tạm ngừng chương trình hạt nhân của mình và thay vào đó đang tiếp tục đạt được những tiến bộ có thể thấy trong lĩnh vực này", ông Stafford nói.
Trong khi vụ thử này không nhất thiết được coi là một vụ khủng hoảng ngắn hạn, nó cũng xác nhận Triều Tiên đang trong quá trình sản xuất bom nhiệt hạch và cuối cùng là có khả năng tấn công Mỹ. Vì vậy, ngăn chặn tình huống này là ưu tiên của Washington.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc đã cảnh báo rằng Triều Tiên có được coi là đang tăng cường tác dụng đòn bẩy của vụ này trong các cuộc đàm phán với Mỹ và dùng vụ thử này như một con bài mặc cả.
"Họ hy vọng sẽ trở thành một cường quốc hạt nhân để duy trì chế độ. Họ cũng có thể muốn đưa ra một vụ tống tiền bằng hạt nhân".
Bảo Linh (theo nbcnews)