Một vị tướng đã nghỉ hưu của Quân giải phóng nhân dân PLA tuyên bố là không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh đưa pháo di động tới các rạn san hô tại Biển Đông của Việt Nam.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Shangri-La 2015 |
Theo tin tức từ trang SCMP của Hong Kong, một vị tướng đã nghỉ hưu của PLA, ông Xu Guangyu cho biết không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh đưa pháo di động tới những đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông.
Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc gần đây đã triển khai 2 khẩu pháo di động tới một trong những đảo nhân tạo trái phép của mình tại Biển Đông. Đây là một động thái chưa từng có cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng mở rộng tiếp cận quân sự tới vùng biển tranh chấp.
Bình luận của Lầu Năm Góc đã bồi thêm vào "miệng hố chiến tranh" đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Mới đây, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục đưa máy bay và tàu chiến tới các khu vực tranh chấp trên biển.
Các loại vũ khí hạng nặng, kể từ khi bị loại bỏ, đã không còn đe dọa đến an ninh nhưng khi chúng được đặt trong lãnh thổ của Việt Nam sẽ trở thành mối quan tâm cực lớn đối với Washington. Mỹ quan ngại rằng Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình xây đảo khổng lồ phục vụ cho mục đích quân sự.
"Chúng tôi có thể khẳng định rằng mình đã xác định được một số vũ khí trên một trong những hòn đảo mà Trung Quốc khai hoang", phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren nói.
Một tướng đã về hưu của PLA, ông Xu Guangyu nói việc Bắc Kinh đưa pháo di động hoặc các thiết bị khác lên đảo là "bình thường và có thể dự đoán".
"Pháo binh là vũ khí phòng thủ và Trung Quốc có thể không bao giờ che giấu rằng những đảo này được xây dựng cho mục đích dân sự và quân sự", ông Xu thừa nhận.
Ông Xu mong rằng Trung Quốc sẽ lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh, hải đăng và các cơ sở giám sát trên các đảo.
"Mỹ muốn gia tăng căng thẳng trên Biển Đông vì muốn tăng cường sự hiện diện của mình tại châu Á - Thái Bình Dương, được thể hiện qua chiến lược "xoay trục châu Á", củng cố vai trò của như một nhà cung cáp vũ khí và hòa bình của mình". Câu nói này của ông Xu ám chỉ việc ông Carter hứa cung cấp 425 triệu USD để giúp xây dựng năng lực an ninh hàng hải tại khu vực.
Nhà quan sát quân sự Antony Wong tại Macau cho biết Trung Quốc đã củng cố các đảo ở Biển Đông để răn đe quân dự đối với các nước có tuyên bố chủ quyền khác, đặc biệt là dựng một đường băng dài 3km trên Đá Chữ Thập.
"Đường băng này đủ dài để cho các máy bay vận tải quân sự tiên tiến Y-20 của PLA hoạt động. Chúng ta có thể đoán trước là một hệ thống tên lửa sẽ được dựng lên sau đó", ông nói.
Nhưng Trung Quốc cũng rất hăm hở trong việc làm yên lòng các nước láng giềng đang có nhiều quan ngại của mình. Trưởng đoàn Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La năm nay, Đô đốc Tôn Kiến Quốc dự kiến sẽ có 13 cuộc gặp song phương với các đối tác tại cuộc đàm phán. Cho đến nay, ông Tôn đã gặp các đại diện từ Việt Nam, Nhật Bản, NATO, EU và một số nước khác.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân trước đó cho biết cả Bắc Kinh và Tokyo hy vọng sẽ ký một bản ghi nhớ chính thức để thiết lập một cơ chế liên lạc giữa lực lượng hải quân và không quân 2 nước.
Bảo Linh (Theo SCMP)