Không chỉ là một phần ký ức tái hiện lại cuộc sống cung đình của thời kỳ phong kiến Trung Hoa mà Tử Cấm Thành còn là nơi lưu trữ nhiều bí ẩn về thời kỳ vua chúa ngày xưa.
Xưa kia, Tử Cấm Thành được xem là nơi 'cung cấm' chỉ có vua chúa, hoàng tộc mới được ở trong đó và dân thường sẽ không bao giờ được đặt chân đến.
Mặc dù ngày nay Tử Cấm Thành đã ‘rộng cửa’ để du khách tham quan có thể chiêm ngưỡng sự bề thế và trang trọng của nơi này nhưng vẫn có một nơi được gọi là Chính điện vẫn không được mở dù du khách rất muốn được chiêm ngưỡng.
Theo đó, tại đây có một chiếc ghế rồng được thiết kế vô cùng tinh xảo, đặt bệ vệ ở chính giữa.
Đáng nói, có nhiều lời đồn đoán rằng chỉ những người xứng đáng mới được ngồi tại đây và kẻ nào cả gan mạo phạm sẽ bị trừng trị.
Vì đây là ghế rồng tượng trưng cho quyền uy của thiên tử nên được chạm khắc rồng cũng như nhiều hình trang trí phù điêu khác nhau.
Trên thực tế, đa phần các vật dụng cổ đều được làm bằng gỗ do đó nhiều người không khỏi thắc mắc rằng ngai vàng của vua liệu có được làm từ gỗ hay bằng vàng?
Vua được xem là 'chân mệnh thiên tử' đứng đầu của một nước và sở hữu trong tay vô số vàng bạc cũng như châu báu.
Chính vì thế, việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng không phải là điều không thể. Dù vàng quý giá để ngồi lâu thì không hề thoải mái khi mà hoàng đế phải ngồi trên ghế rồng mỗi ngày để xử lý triều chính, nên ngồi lâu sẽ không tốt cho long thể.
Do vậy, đa phần các mẫu ghế rồng đều được làm bằng gỗ sau đó sẽ được mạ một lớp vàng ở bên ngoài. Nhưng nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là gỗ đóng đồ đạc thông thường mà là gỗ quý được gọi là nanmu.
Nanmu được sử dụng để làm ghế rồng là loại được chọn lọc một cách tốt nhất, có lõi vàng, mùi thơm thoang thoảng và sức chịu bền bỉ.
Nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự satin và có khả năng tồn tại lâu dài nên được sử dụng để làm quan tài cho các quan lại cũng như quý tộc thời xưa.
Chất liệu này còn có thể ngăn chặn những loại côn trùng như nấm mốc, vi khuẩn có hại. Đáng tiếc là sau nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử, qua nhiều triều đại thay ngôi đổi chủ, những chiếc ghế rồng do người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền và nhiều di tích văn hóa do đó cũng bị hư hại không nhỏ.
Dù hậu thế sau này muốn tu sửa, trùng tu nhưng những kỹ thuật cũng như vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã thất truyền từ lâu và hậu thế dù cố gắng thế nào cũng khó có thể phục hồi lại như nguyên mẫu.
Bảo tàng Cố Cung cho biết nếu như muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ngai vàng cũng phải mất đến 3 năm và dù các chuyên gia cũng không dám đụng vào.
Đây chính là lý do vì sao mà ngai vàng trong Tử Cấm Thành đành cất giữ trong Chính điện và không cho bất kỳ khách tham quan nào ghé thăm vì lo sợ sẽ làm hư hại đi cổ vật bởi công việc bảo tồn và tu sửa khá khó khăn, trong khi các nhà khoa học đều muốn lưu giữ lại những di vật của các hoàng đế thời xưa một cách chu toàn nhất.
Xoay quanh những câu chuyện về Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung - cung điện bằng gỗ lớn nhất trên thế giới, vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn chờ hậu thế khám phá. Không chỉ là một vật chứng lịch sử khi là minh chứng về lối sống của vua chúa, quân vương cũng như các hoàng hậu và phi tần thời xưa mà xung quanh nơi ở của các hoàng đế này vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn đến khó tin mà nhiều nhà khoa học vẫn chưa hề lý giải được.
Ngoài ra cũng có những giai thoại liên quan đến ngai vàng mà không ít người rùng mình.
Theo những gì được ghi lại từ sổ sách Trung Quốc thì thời xưa, có 3 người nhận kết cục 'thảm' khi dám ngồi lên ghế trồng trong Tử Cấm Thành. Đó chính là Lý Tự Thành, Viên Thế Khải và Waldersee.
Dù trong số 3 người xấu số này đã có 2 người từng lên ngôi vua và trị vì đất nước Trung Quốc nhưng có lẽ do ghế rồng linh thiêng cần chân mệnh thiên tử đích thực nên cả Lý Tự Thành và Viên Thế Khải đều đối mặt với cái chết đầy bí ẩn.
Theo đó, Lý Tử Thành qua đời khi chạy trốn khỏi hoàng cung chỉ sau 40 ngày lên ngôi, Viên Thế Khải thì sau 83 ngày ngồi lên ngai vàng và đột tử không rõ lý do.
Người cuối cùng là thường dân Waldersee chỉ vì muốn thử cảm giác ngồi lên ngai vàng nên cũng đã nhận về kết cục vô cùng bi thảm khi qua đời đột ngột trên ngai vàng.
Lý giải về những cái chết kỳ bí này, nhiều người cho rằng do ngai vàng linh thiêng, nhưng cũng nhiều người cho rằng 3 người này xuất hiện ở thời chiến tranh loạn lạc nên việc mưu sát là điều dễ xảy ra, điều trùng hợp là cả 3 từng ngồi lên ngai vàng của vua nên những câu chuyện càng thêm kỳ bí.
Đến nay những bí ẩn về ghế rồng trong Tử Cấm Thành hiện vẫn còn khá nhiều điều chưa được lý giải và các nhà khoa học vẫn bó tay chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng.