Trang Science News đưa tin cho biết, các nhà khoa học đến từ Trung tâm Ai Cập tại ĐH Swansea (Anh) mới đây đã không khỏi choáng váng sau khi kết quả chụp CT về ba xác ướp bí ẩn có niên đại 2.000 năm được công bố.
Theo đó, nhờ những tiến bộ của máy quét micro-CT mà những bí mật về thế giới tâm linh huyền bí triều đại Ai Cập đã đươc vén màn.
Những thông tin được hé lộ sau đó khiến các nhà khoa học cũng như hậu thế không khỏi rùng mình.
>>> Xem thêm: Khai phá mộ cổ hoa có niên đại 70.000 năm, rùng mình phát hiện hài cốt kỳ dị
CNN cho biết, phương pháp chụp microCT sẽ giúp cung cấp những hình ảnh chi tiết hơn đến 100 lần so với chụp CT y học thông thường.
Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ông Richard Johnston - kỹ sư tại Đại học Swansea cho biết ông cùng các đồng nghiệp của mình đã cùng nhau xem xét các xác ướp động vật Bảo tàng Cổ vật Ai Cập của ĐH Swansea.
Dựa vào công nghệ này, các nhà khoa học đã xác định cụ thể con mèo là mèo nuôi trong nhà, con chim là loài kestrel Á-Âu và con rắn là rắn hổ mang Ai Cập.
Nói về xác ướp đầu tiên, đó là một con mèo, được xem là biểu tượng của nữ thần hoàng hôn Bastet.
Đây là một trong những vị thần bảo hộ được người Ai Cập hết sức tôn sùng và thờ cúng rộng rãi.
Dù vậy, quá trình tạo ra xác ướp mang hình dáng vị thần, mình người đầu mèo lại khiến nhiều người không thể ngờ đến được.
Người ta sẽ tuyển chọn chú mèo con chưa đầy 5 tháng tuổi sau đó nuôi và thuần hóa để ướp xác.
Cổ của nó sẽ bị làm cho có thể giữ ở tư thế thẳng đứng và mặt chú mèo sau đó được mang một chiếc mặt nạ được tạo tác hết sức công phu.
Xác ướp thứ 2 là con rắn hổ mang đã bị gãy xương sống, qua đời trong một nghi lễ 'quất roi', đã được khử độc ở nanh.
Rắn hổ mang được xem là vật linh thiêng trong văn hóa Ai Cập.
Biểu tượng Uraenus - "rắn hổ mang ngẩng đầu" được xem là biểu tượng vương quyền tối thượng vào thời kỳ này.
Nữ thần Meretseger mình người, đầu rắn hổ mang là người bảo vệ các lăng mộ hoàng gia và được thờ cúng trang trọng ở khắp các thung lũng của các vị vua.
Trong miệng của con rắn, người ta phát hiện có dấu vết của đá, có thể đây là khoáng chất natron được người Ai Cập cổ đại sử dụng để làm chậm quá trình phân hủy.
Xác ướp thứ 3 là một trong những con chim cắt lưng hung, đã được ướp xác và chôn theo người quá cố như một thứ vàng mã.
Loài chim này được bắt trong tự nhiên và khi ướp người ta đã bẻ mỏ và ép nhiều phần cơ thể.
Những loài động vật này rõ ràng đã được 'hưởng' những nghi lễ ướp xác chỉ dành cho vua chúa và những động vật này đều là 'bảo bối linh thiêng' mà người Ai Cập dùng để liên kết với các vị thần được họ sùng bái.