Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Với những người yêu thích thiên văn, việc được chiêm ngưỡng hiện tượng kì thú của vũ trụ giống như được trao tặng một món quà tuyệt vời.
Tháng 4 sẽ là một tháng đầy hạnh phúc với những người yêu thích thiên văn vì Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS đã thông báo việc xuất hiện 3 hiện tượng thiên nhiên kì thú trong tháng 4. Trong đó, hiện tượng nhất định phải xem là siêu trăng hồng - được xem là siêu trăng lớn nhất năm diễn ra vào 27/4.
Đầu tiên, vào ngày 12/4 sẽ xuất hiện hiện tượng trăng non. Đây là thời điểm Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời nên sẽ thấy rõ vào ban ngày. Từ Trái Đất, bạn cũng có thể quan sát thấy những vật thể mờ như các thiên hà hay cụm sao.
Khi trăng non diễn ra sẽ không đồng thời xuất hiện hiện tượng Nhật thự bởi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời chưa cùng nằm trên 1 đường thẳng, mặt trăng chưa đi hết vào vùng tối của Trái Đất.
Từ ngày 16/4-25/4 sẽ xuất hiện Mưa sao băng Lyrids hay còn gọi là Thiên Cầm. Đây là một trong những cơn mưa sao băng lâu đời nhất được ghi nhận, chúng sẽ đạt đỉnh vào đêm ngày 22 hoặc rạng sáng 23/4, duy trù từ ngày 16 đến hết ngày 25. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng rực rỡ trên bầu trời với khoản 20 sao băng mỗi giờ.
Siêu trăng (hay còn gọi là trăng hồng) sẽ xuất hiện vào ngày 27/4. Thời điểm diễn ra dự kiến vào 10 giờ 33 phút sáng ngày 27/4. Đây là thời điểm mặt trăng ở điểm cận địa (vị trí gần nhất với Trái Đất) nên sẽ khiến người quan sát cảm thấy trăng “siêu to khổng lồ”. Lúc này, Mặt Trăng sẽ sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng siêu trăng.