"Trong 2 tuần qua, số lượng các ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số lượng các nước bị ảnh hưởng đã tăng lên gấp 3 lần", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên. "Trong những ngày và tuần tới, chúng tôi cho rằng số ca nhiễm, số người tử vong và số nước bị ảnh hưởng có thể tăng cao hơn nữa".
Ông Tedros cho biết một số quốc gia đã chứng minh khả năng ngăn chặn và kiểm soát ổ dịch. Ông cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo thế giới khác khi không hành động đủ nhanh hay đủ mạnh để ngăn chặn sự lây lan. "Chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan lẫn mức độ nghiêm trọng đáng báo động và bởi vì mức độ đáng báo động ấy không hoạt động. Do đó, chúng tôi đưa ra đánh giá rằng Covid-19 có thể coi là đại dịch", ông nói ngay trước khi tuyên bố Covid-19 là đại dịch.
"Mô tả tình huống này là đại dịch không làm thay đổi những đánh giá của WHO đối với mối đe dọa mà virus corona đặt ra. Nó không thay đổi những gì WHO đang làm và không thay đổi những gì các nước nên làm", Tổng giám đốc WHO nói thêm.
Các chuyên gia y tế toàn cầu nói rằng việc tuyên bố đại dịch là có sự phân nhánh chính trị và kinh tế lớn. Nó có thể tiếp tục dẫn tới hạn chế đi lại và thương mại nghiêm ngặt hơn. Cho đến nay, các quan chức WHO đã miễn cưỡng phân loại Covid-19 là đại dịch toàn cầu, thuật ngữ được dùng để chỉ một căn bệnh lây lan xa và rộng khắp thế giới.
Số ca nhiễm và tử vo9 quốc gia được thay đổi theo giờ, hiện đã lên đến 121.564 ca nhiễm với ít nhất 4.373 ca tử vong trên khắp thế giới, theo dữ liệu của ĐH Johns Hopkins sáng 11/3. Bên ngoài Trung Quốc, 32.778 ca Covid-19 có ở ít nhất 109 quốc gia được xác nhận tính đến 3h sáng ngày 11/3 (giờ EDT).
Mặc dù virus đang chậm lại tại Trung Quốc, nơi nó bắt nguồn từ tháng 12 năm ngoái, nhưng nó đang bùng nổ trên khắp nơi khác của thế giới. Italy là nơi có nhiều ca nhiễm nhất bên ngoài Trung Quốc với khoảng 10.149 ca. Theo sau là Iran với 9.000 ca, Hàn Quốc 7.775 ca.