Những bức ảnh màu về đại dịch cúm Tây Ban Nha đã được website MyHeritage công bố. Đại dịch kéo dài từ tháng 1/1918 đến tháng 12/1920 khiến khoảng 50 triệu người thiệt mạng.
Một cặp đôi đeo khẩu trang trên đường phố London năm 1919. Khẩu trang chỉ che miệng nên khiến họ dễ bị nhiễm bệnh từ đường mũi. Hiện tại người ta không biết tại sao họ lại đeo khẩu trang kiểu này. Ảnh: MyHeritage
Khẩu trang trở thành vật bất ly thân trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Trong ảnh, các y tá của Hội Chữ thập Đỏ điều trị cho một người bị thương ở London. Ảnh: MyHeritage
Thay vì dùng khẩu trang bằng bông, nhiều người đã nối mình với dụng cụ thở bởi họ nghĩ rằng không khí có virus. Thực tế, các chuyên gia nói rằng hầu hết các ca lây nhiễm truyền qua tay. Ảnh: MyHeritage
Bức ảnh chụp tháng 3/1920 cho thấy nhân viên vệ sinh đang khử khuẩn xe buýt khi Anh chuẩn bị đón đợt bùng phát thứ tư. Ảnh: MyHeritage
Bức ảnh chụp một binh sĩ Anh chia lửa hút thuốc với một binh sĩ Pháp tại một bệnh viện quân đội ở Etaples, gần Calais. Một số nhà sử học tin rằng dịch cúm năm 1918 thực sự bùng phát tại một trại lợn, lây từ lợn sang gia cầm sau đó nhảy sang người. Ảnh: MyHeritage
Một nhân viên đánh máy đeo khẩu trang bông khi làm việc ở New York. Ảnh: MyHeritage
Hai phụ nữ trò chuyện qua cửa xe khi đeo khẩu trang bông. Ảnh: MyHeritage
Người phụ xe buýt tại Seattle, Washington không cho khách lên xe vì không đeo khẩu trang. Theo các báo cáo thời đó, có những người đã bị bắn vì không đeo khẩu trang. Ảnh: MyHeritage
Cảnh sát ở Seattle đều đeo khẩu trang. Ảnh: MyHeritage
Tại Nhật Bản, các cô gái đến trường đều đeo khẩu trang. Ảnh: MyHeritage
Trẻ em nghèo ở Mỹ đeo những chiếc túi nhỏ chứa long não ở cổ bởi người ta coi loại dầu này giúp chống cúm. Ảnh: MyHeritage
Mãi đến những năm 1940, mọi người mới bắt đầu được tiêm phòng cúm. Ảnh: MyHeritage