Tất cả các cuộc chiến đều rất khủng khiếp nhưng có một số tồi tệ hơn rất nhiều so với những cái còn lại.
Điều này không có nghĩa là danh sách 5 cuộc chiến dưới đây là toàn diện. Tuy nhiên, 5 cuộc chiến này có thể đã giết chết số người lên đến 1/4 tỷ.
Những cuộc chiến này rất lớn và làm đảo lộn hiện trạng thế giới. Cuộc nội chiến Trung Quốc đã giết chết hơn 1 nửa tỷ người theo cách mạng. Chiến tranh Thế giới II phá hủy mối đe dọa chuyên chế. Ngay cả những cuộc xâm lược của quân Mông Cổ nổi tiếng cho tới tận ngày nay cũng ước tính có tới 16 triệu người trên khắp thế giới mang gen của Thành Cát Tư Hãn.
Nội chiến Trung Quốc
Đây là cuộc chiến giữa lực lượng của Trung Hoa dân quốc - ROC (Đài Loan) và Đảng cộng sản Trung Quốc - CCP. Chiến tranh nổ ra và kết thúc sau hơn 20 năm, từ 1927 đến 1950. Kết quả, nước CHND Trung Hoa trên đất liền -Trung Quốc đại lục ra đời và Đài Loan (hiện vẫn không được công nhận là một nước độc lập). Khoảng 80 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột phức tạp do có sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản tại Trung Quốc.
Giống như tất cả các cuộc nội chiến trong lịch sử Trung Quốc, sự bất ổn xã hội là kẻ sát nhân chính và người dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cuộc chiến đã tạo ra nạn dân, mang lại cho họ bệnh tật và đói khát.
Thương vong trong quân đội khi cuộc nội chiến mới bắt đầu là khá ít bởi CCP chủ yếu đánh du kích. Vào cuối Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã trang bị cho quân đội Trung Quốc bằng những vũ khí thu được của Nhật Bản. Bắc Kinh đã thu được nhiều thắng lợi trên chiến trường. Trong vòng 5 năm, ROC bị truy quét từ Trung Quốc tới Đài Loan và những hang ổ tại Đông Nam Á.
Một yếu tố làm trầm trọng cuộc nội chiến là sự hiện diện của quân đội Nhật Bản hòng chiếm đóng Trung Quốc. Người Nhật thường hơn tầm so với lực lượng của Trung Quốc nhưng Trung Quốc lại có nguồn nhân lực dường như vô tận. Cả ROC và CCP đều chống lại Nhật Bản, thậm chí, 2 đội quân này còn tạm thời đình chiến với nhau trên Mặt trận thống nhất thứ hai (Second United Front)
Nổi dậy Thái Bình - Trung Quốc
Hồng Tú Toàn, một nhà thần học Kito giáo người Trung Quốc, tự xưng là em trai của chú Jesus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình nhà Thanh. Ông là người thành lập Thái Bình Thiên Quốc, dẫn đầu một đội quân để lật đổ nhà Thanh. Cuộc nội chiến kéo dài từ 1850-1864, có thể là cuộc xung đột gây chết người nhất từ trước tới nay.
Cuộc nổi loạn của Hồng Tú Toàn bắt đầu từ miền nam Trung Quốc, với nhiều tân binh tới từ các tỉnh Quảng Tây và Quảng Châu. Khi Thái Bình Thiên Quốc hành quân về phía bắc, ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại quân Thanh, họ đã thành lập thủ đô ở Nam Kinh.
Thắng lợi của Quân đội Thái Bình đã bị Thường Thắng Quân (Ever Victorious Army) trấn áp. Thường Thắng Quân là đội quân của hoàng tộc nhà Thanh, nhưng do người châu Âu dẫn đầu. Chỉ huy của đội quân này là Frederick Townsend Ward - người Mỹ và Charles “Chinese” Gordon - một sĩ quan quân đội Anh, người sau này bị giết trong cuộc vây hãm Khartoun. Quân đội Thái Bình đã chứng minh không thể giữ được cả Bắc Kinh lẫn Thượng Hải. Cuối cùng, họ bị quân đội hoàng đế đánh bại.
Mặc dù thương vong về quân sự có khả năng lên tới gần 400.000, tổng thương vong (bao gồm cả dân thường) được báo cáo là từ 20 triệu - 100 triệu. Hầu hết thương vong dân sự là kết quả của rối loạn xã hội, nạn đói và bệnh tật. Để dập tắt cuộc nổi loạn, quân đội hoàng đế đã "nhổ cỏ tận gốc", tàn sát 1 triệu người tại Quảng Châu.
Các cuộc xâm lăng của Mông Cổ
Mông Cổ, một bộ lạc du mục trên lưng ngựa đến từ Trung Á, đã tiến hành chiến dịch chinh phục kéo dài hàng trăm năm để đi xâm chiếm hầu hết đại lục Á - Âu. Trong suốt thế kỷ 13, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục một cách hệ thống các nước Nga, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, tất cả Trung Á, Ấn Độ, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Hungary và Ba Lan hiện nay.
Người Mông Cổ đã không xâm lăng "nhẹ nhàng". Từ năm 1211-1337, họ đã giết chết 18,4 triệu người tại riêng Đông Á. Ian Frazier đã viết trong cuốn The New Yorker rằng: "Đối với các thành phố và những nơi canh tác nằm trên con đường mà Mông Cổ đi qua, họ là một thảm họa thiên nhiên trọng tâm của một vụ va chạm thiên thạch".
Một ví dụ về sự tàn bạo của Mông Cổ là thành phố Nishapur của Ba Tư đã bị phá hủy vào năm 1221. Mông Cổ đã xóa sổ 1,7 triệu người sống trong và quanh thành phố. Trong cuộc xâm lược Baghdad, thủ đô của đế chế Abbasid, Mông Cổ đã tiến hành vụ thảm sát kéo dài 7 ngày khiến 200.000 - 1.000.000 cư dân thành phố thiệt mạng.
Chính xác có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong các cuộc xâm lăng của Mông Cổ rất khó để thống kê. Các nhà sử học có thể đã phóng đại các con số bởi chính người Mông Cổ cũng đã thổi phồng lên. Người Mông Cổ đã đưa sự tàn bạo lan xa và rộng để làm thoái chí những nước tiếp theo muốn tham gia cuộc chinh phục. Nghiên cứu chủ nghĩa xét lại trong các cuộc xâm lược của Mông Cổ cho thấy số người thiệt mạng có lẽ không tới 40 triệu mà "chỉ" khoảng 11,5 triệu trong vòng 120 năm.
Chiến tranh Thế giới I
16 triệu người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới. Trong đó, 9 triệu người là quân lính, 7 triệu người là dân thường.
Chiến tranh Thế giới I là cuộc chiến Thời đại Công nghiệp đầu tiên nổ ra trên quy mô toàn cầu, với sự góp mặt của súng máy, xe tăng và pháo binh trên diện rộng. Súng máy đã tăng cường đáng kể hỏa lực cho bộ binh, nhưng chủ yếu ở hàng phòng ngự.
Thế chiến I được đánh dấu bằng mọt số trận chiến đẫm máu, gây thiệt hại cho cả 2 bên tham chiến. Đầu tiên phải kể đến trận Marne khiến Pháp thiệt hại 250.000 quân. Thiệt hại của Đức chỉ là ước tính, nhưng được cho là tương đương với Pháp.
Trận Verdun ước tính khoảng 714.000 người thiệt mạng trong vòng 300 ngày. Trận Somme, số người thiệt mạng từ 700.000-1,1 triệu. Thương vọng trên Mặt trận phía Đông tồi tệ hơn - 300.000 người Đức và 2,4 triệu người Nga đã bị chết - phần nhiều là do khó khăn và bệnh tật chứ không phải do các trận đánh.
Thế chiến I có lẽ là cuộc chiến tranh cuối cùng có số binh lính chết lớn hơn số dân thường. Mặc dù có rất nhiều cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp nhưng số lượng thường dân thiệt mạng của Pháp chỉ là 40.000 người.
Chiến tranh Thế giới II
Cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử loài người, gần như chắc chắn là Thế chiến II. Những cuộc chiến khách có thể gây chét người nhiều hơn song thiếu hồ sơ đáng tin. Có từ 60-80 triệu người đã chết từ năm 1939-1945. Có từ 21-25 triệu binh lính đã chết, số còn lại là thường dân.
Không giống như Thế chiến I, Thế chiến II là một cuộc chiến toàn cầu với nhiều cuộc chiến diễn ra tại châu Á và Thái Bình Dương. Liên Xô đã mất khoảng 27 triệu quân nhân và dân thường. Đến nay, đây là quốc gia có số người chết vì cuộc chiến cao nhất. Trung Quốc có khoảng 20 triệu người chết, Đức là 6-7 triệu, Nhật Bản khoảng khoảng 2,5-3,2 triệu. Mỹ may mắn chỉ mất khoảng 420.000 người trong đó có khoảng 10.000 quân lính.
Hành vi diệt chủng cũng góp phần đáng kể vào việc làm tăng số người chết. Chiến dịch diệt chủng chống lại người Do Thái, người Slavs, người Roma, người đồng tính, người tàn tật của Đức đã tiêu diệt khoảng 11 triệu người.
Bảo Linh (Theo National Interest)