Hàm lượng chất béo chưa bão hòa trong cá rất có lợi cho hoạt động của màng tế bào, giúp giảm nồng độ mỡ xấu trong máu… Đặc biệt, DHA có trong cá rất tốt cho trí não của trẻ và giúp trẻ thông minh hơn. Hơn nữa, thịt cá mềm, dai cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ vì thế cá thường được các mẹ lựa chọn cho trẻ.
Tuy nhiên, có 3 loại cá bị đưa vào danh sách đen, tiềm ẩn các mối nguy hiểm về an toàn sức khoẻ, các mẹ nên tranh.
1. Cá hoang dã ở môi trường ô nhiễm
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng tự nhiên thì tốt hơn nuôi trồng, tuy nhiên với cá lại khác. Trong điều kiện môi trường hiện nay bị ảnh hưởng nhiều của khói bụi, chất độc hoá học... các loại cá hoang dã sinh trưởng trong môi trường như vậy rất dễ nhiễm độc dẫn đến tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.
Ngoài ra, thức ăn của các loại cá hoang dã cũng rất phức tạp và chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được điều này. Các loại cá hoang dã sống trong đại dương dễ chứa hàm lượng thủy ngân cao và các kim loại nặng khác. Nếu ăn cá có quá nhiều kim loại nặng sẽ dẫn đến ngộ độc kim loại nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu về lợi ích của cá đối với sức khỏe do các nhà nghiên cứu Dariush Mozaffarian và Eric B. Rimm tại Trường Y tế Công cộng Harvard thực hiện cũng chỉ ra rằng các loài cá hoang dã như cá mập, cá kiếm, cá ngói và cá thu... chứa hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu này còn có khả năng chứa các chất ô nhiễm công nghiệp như dioxin, polychlorinated biphenyls (PCB)... cực kỳ có hại cho sức khỏe.
2. Cá có mùi dầu hỏa, mùi tanh bất thường
Khi mua cá các bà nội trợ nhất định phải chú ý đến mùi của cá. Nếu cá có mùi dầu hỏa thì có thể đây chính là mùi của phenol trong nước bị ô nhiễm. Loại cá này thường sinh trưởng trong môi trường nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng dẫn đến trong cơ thể chúng chứa một lượng độc tố lớn.
Nếu thường xuyên ăn loại cá này trong một thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu... thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cá luôn có mùi tanh tự nhiên, nhưng khi mùi tanh đó biến thành mùi lạ, hôi thối thì không nên mua.
Cá nước mặn thường có mùi muối mặn đặc trưng, còn cá nước ngọt có mùi của bùn đất nên có thể dễ dàng phân biệt cá biển hay cá nuôi.
2 loại cá trên đây đều có đặc điểm chung là không có cơ sở nhân giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và chúng có thể được sinh trưởng từ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng trong tự nhiên.
3. Cá ướp muối, urê
Nhiều loại cá biển không sống được lâu, người ta phải dùng cách ướp muối cá thậm chí là urê để bảo quản. Tuy nhiên, thời gian ướp muối các loại cá biển này phải rất nhanh, ngay sau khi cá chết, còn một khi cá chết đã lâu, bị ươn và biến thành độc tố mới được đem ướp muối sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Cá được tẩm ướp sẽ rất khó phát hiện cá ươn hay không, thậm chí thường ngon và rất dai, có vị đậm đà. Tuy nhiên, nhiều chất dinh dưỡng tốt của cá đã bị mất đi trong quá trình bị ướp muối.
Đặc biệt, cá muối có một lượng lớn natri được sử dụng trong chế biến thịt cá, dẫn đến phản ứng hóa học tạo ra nitrit, một chất có thể gây ra ung thư vòm họng.
Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã liệt kê sản phẩm cá muối theo kiểu Trung Quốc vào cùng một loại với các chất gây ung thư nhóm 1 vào năm 2012. Hơn nữa, cá ướp muối thường rất mặn nên ăn thường xuyên cũng gây ảnh hưởng gan.