Dưới đây là những thói quen chế biến thịt sẽ khiến cho thịt mất chất, vi khuẩn dễ xâm nhập ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn:
1. Để thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thịt lợn trong ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên nếu để quá lâu, các vi khuẩn gây hại sẽ phát sinh và làm mất đi chất dinh dưỡng và hương vị của thịt. Bởi vậy, chỉ nên để thịt trong ngăn đá tối đa 5 ngày và ngăn mát không quá 2 ngày.
2. Rã đông thịt lợn sai cách
Khi rã đông thịt lợn, nhiều người thường bỏ thịt từ tủ lạnh ra nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nhiệt độ phòng lại chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Thậm chí, một số người muốn rã đông nhanh còn ngâm thịt vào nước nóng.
Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông.
Tuy nhiên, cách làm này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ và là nguyên nhân khiên vi khuẩn sinh sôi, làm thịt mất hết chất. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc.
Để rã đông đúng cách an toàn với thịt, cá..., bạn chỉ cần lấy thịt từ ngăn đá để lên ngăn lạnh cho đến khi khối thịt mềm ra. Cách này cần thời gian có khi cả ngày hoặc lâu hơn để rã đông nửa cân thịt.
3. Chần thịt lợn đột ngột qua nước nóng
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng của thịt, bao gồm cả thịt lợn, chủ yếu là protein. Những protein này tồn tại dưới dạng cơ thịt và mỡ. Khi đột ngột luộc thịt qua nước sôi, các thành phần protein sẽ vón cục lại trong khi phần thịt bên ngoài co cứng.
Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Ảnh minh hoạ
Lúc này, các chất độc hại cũng vón lại và không thể thoát ra. Do đó, cách làm sạch thịt lợn này thực tế không loại bỏ các chất có hại mà là đang giữ chúng lại bên trong thịt.
4. Luộc thịt quá lâu
Thịt lợn ở trong nhiệt độ từ 200-300 độ C sẽ khiến sẽ khiến axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic gây hại cho cơ thể.
Muốn thịt thơm ngọt mà không bị hôi, bạn có thể cho thêm 1 chút giấm, muối, đường và vài lát hành tím vào luộc cùng thịt.
Bởi vậy, không nên đun thịt quá lâu và lớp bọt đầu tiên nên vớt ra. Thời gian luộc thịt không thể đoán định chính xác vì còn phụ thuộc vào miếng thịt bạn luộc to hay nhỏ, dày hay mỏng.
Thời gian luộc thịt trung bình từ 15-25 phút. Khi thịt chín, bạn chuẩn bị một chiếc nồi khác và đổ nước sôi để nguội vào đó, sau khi gắp miếng thịt từ nồi nước sôi ra thì thả ngay vào nồi nước lạnh cho đến khi cầm miếng thịt thấy đã nguội hẳn là có thể mang ra để ráo nước và thái miếng để ăn. Đảm bảo miếng thịt bạn luộc sẽ chín ngọt, thơm mà trắng hồng.
5. Liên tục chọc đũa, lật thịt trong quá trình đun
Đây là thói quen nhiều người mắc phải khi luộc thịt. Vì nông nóng kiểm tra thịt đã chín chưa nên bà nội trợ hay dùng đũa chọc xem nước ra có bị đỏ không.
Tuy nhiên, nếu như chọc và lật thịt nhiều lần, chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra và khiến món ăn không còn ngon nữa.
6. Đổ thêm nước khi luộc
Khi đang luộc thịt mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các protein và chất béo bị kết tủa, thịt co lại và ảnh hưởng đến mùi vị thịt. Bởi vậy, nên canh lượng nước luộc thịt chuẩn, tránh trường hợp đổ thêm nước vào.
Lưu ý: Cách làm sạch thịt lợn đúng, giúp loại bỏ hết các chất độc hại
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu rửa thịt lợn riêng, tránh để thịt chung với các thực phẩm khác như rau, củ, trái cây… Hòa một ít muối vào nước trước khi rửa. Lúc này các chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được rửa sạch.
Sau khi đã rửa sạch thịt, các chị, các mẹ không nên chần thịt ngay vào nước sôi. Thay vào đó, bạn nên cho thịt vào nước lạnh và đun sôi từ từ thì nhiệt độ nóng đều. Điều này sẽ khiến các hoạt chất, tạp chất bị đẩy ra ngoài dễ hơn.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng, nếu thấy nước luộc thịt nổi càng nhiều bọt thì chứng tỏ càng có nhiều chất hóa học trong thịt bị đẩy ra ngoài.