Nhật Bản luôn khiến người ta kinh ngạc khi nói đến các di tích đá cự thạch do cư dân cổ đại để lại. Được chia nhỏ thành những hòn đảo có hình dạng và kích thước khác nhau, quần đảo này sở hữu những di tích đáng kinh ngạc trên bề mặt của nó. Cho dù chúng chìm dưới nước hay trên mặt đất vững chắc, những cự thạch này nổi bật như những thành tựu đáng gờm của người xưa và khiến người đời sau đau đầu khi cố gắng giải thích nguồn gốc của chúng.
Đó là trường hợp của Ishi-no-Hoden, một khối đá 500 tấn có hình dạng khác thường, trôi lơ lửng trong không trung cho đến ngày nay. Để làm rõ hơn về quy mô mà khối cự thạch này, bạn có thể hình dung nó lớn gấp sáu lần khối đá lớn nhất được trang bị trong Đại kim tự tháp Giza. Nó có chiều dài 7,5 mét và rộng 6,5 mét, nằm ở trung tâm của một cái ao, trông như đang trôi nổi. Quanh tảng đá quấn một sợi dây thiêng được gọi là shimenawa.
Cự thạch nằm ở thành phố Takasago thuộc tỉnh Hyogo, cách Asuka, Nhật Bản khoảng 100 km. Đá cự thạch Ishi-no-Hoden được coi là báu vật quốc gia. Nghĩa đen của nó là “Thánh địa Đá”.
Người ta cho rằng tảng đá được tạo ra trong thời kỳ Jomon, là nền văn minh tiền sử lâu đời nhất được biết đến ở Nhật Bản, có niên đại từ 14.000 đến 200 trước Công nguyên.
Không có manh mối nào về cách những người thợ xây đá đã chạm khắc nó do thiếu bằng chứng lịch sử. Xung quanh khu vực, người ta không tìm thấy công cụ hay bản khắc, văn bản nào khác.
Cự thạch được làm bằng hyaloclastite, một loại đá ngậm nước giàu đá vỏ chai đen, được hình thành do hoạt động của núi lửa dưới nước hoặc dưới băng trong khoảng thời gian khoảng 70 triệu năm.
Nó nằm trong một khu vực miền núi có tên là Hodenyama, nơi mà đá Yongsan đã được khai thác trong nhiều thế kỷ. Loại đá này hiện nay vẫn đang được sử dụng cho các công trình xây dựng khác nhau như cầu đá, quách hay các công trình cảnh quan khác nhau. Gần một thập kỷ trước, mỏ đá Yongsan đã trở thành một di tích lịch sử được luật pháp Nhật Bản bảo vệ.
Ngoài địa điểm đã đề cập ở trên, không có bằng chứng nào liên quan đến việc tạo ra cự thạch này ngoài văn hóa dân gian Nhật Bản cho rằng công trình này là của các vị thần Ookuninushi và Sukunabikona, những người đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng lâu đài trên núi Hodenyama trong một đêm. Do hành động nổi loạn của một vị thần địa phương, họ buộc phải từ bỏ công việc của mình.
Ookuninushi là một trong những vị thần trung tâm trong biên niên sử thần thoại và truyền thuyết đầu tiên của Nhật Bản có tên là Kojiki. Ngoài vị thần này còn có nữ thần mặt trời Amaterasu và anh trai của bà, thần hoang dã Susanoo trong đền thờ trung tâm.
Hiện tại, di tích là một ngôi đền thờ Thần đạo Oshiko Jinja.
Cho đến nay, nguồn gốc cự thạch Isho-no-Hoden vẫn là điều bí ẩn. Di sản này được tạo ra trong thời gian gần đây? Không có khả năng vì không có hồ sơ bằng văn bản.
Nó đã được chạm khắc trong thời cổ đại xa xưa hơn? Cũng khó xảy ra, vì những công cụ và khả năng thô sơ của người xưa thì khó lòng tạo ra được kỳ quan như vậy. Liệu khối cự thạch bí ẩn này có được tạo thành nhờ những người thợ đá thời kỳ xa xôi, có khả năng hoặc kiến thức tương tự như người thời nay? Hay di sản cự thạch này thuộc về một tộc người cổ xưa, thuộc nền văn minh rộng lớn cư ngụ trên vùng đất kết nối Nhật Bản, Hàn Quốc và đông nam nước Nga? Tất cả đều chỉ là giả thuyết và chưa có kết luận cuối cùng.