Đây là những câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử Trung Hoa kể về vị hoàng đế có tên Đạo Quang Đế.
Theo đó, Đạo Quang Đế (1782 - 1850) có tên thật là Miên Ninh, được biết đến là Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh.
Ông lên ngôi năm 1820 và đổi tên là Mân Ninh, lấy hiệu Đạo Quang, ngoài ra ông cũng được biết đến với tên gọi khác là Thanh Tuyên Tông.
Đây được xem là vị vua vô cùng tiết kiệm và bị cho là keo kiệt khi đưa việc tiết kiệm trở thành mục tiêu, lấy đó làm chỉ tiêu để đánh giá năng lực cũng như phẩm chất của các vị đại thần.
Vào thời Đạo Quang Đế, chi phí quân sự ngày càng gia tăng khiến cho quốc khố của Thanh triều nhanh chóng bị cạn kiệt. Trong khi đó, Đại Thanh lại chọn Chính sách 'trọng nông ức thương', bế quan toả cảng khiến cho việc mở mang ngân khố quốc gia ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Đối mặt với cục diện này, ngay từ khi lên ngôi, Đạo Quang đã ban hành đạo luật tiết kiệm gồm 3 điều. Theo đó, thứ nhất là trọng nghĩa khinh lợi, không tích tư tài, trước là vì quốc gia, sau là vì thiên hạ và bách tính.
Thứ hai là việc đình chỉ việc các tỉnh tiến cống bởi vị vua này cho rằng các tỉnh tiến cống đều là những đặc sản như hoa quả, rau dưa, lá trà, dược liệu.
Đây đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, nếu bỏ đi phần nào có thể giảm bớt phần nào gánh nặng cho nhân dân, hơn nữa đường sá xa xôi và việc vận chuyển có thể gây lãng phí nhân công và tài lực.
Thứ ba, Đạo Quang không cho xây dựng thêm cung điện, lầu các do đó những kẻ đề cử ý kiến xây thêm cung điện sẽ trở thành tội nhân và bị truy cứu.
Đạo Quang Đế cũng trực tiếp cắt giảm lượng bạc chi tiêu hàng năm của hoàng cung từ con số 400.000 xuống còn 200.000 lượng bạc.
Dù tiết kiệm là việc tốt và đáng được ca ngợi nhưng dường như đối với Đạo Quang Đế thì nhiêu đó vẫn chưa đủ.
Đường đường là hoàng đế nhưng Đạo Quang Đế lại thường xuyên mặc quần áo cũ rách khiến bá quan cũng không dám mặc lành. Áo đang mới cũng phải cố đắp thêm vài mụn vá, nhưng điều mà Đạo Quang Đế không hề biết là những ông quan rách rưới này khi về phủ lại diện gấm vóc, sống một cuộc sống xa hoa.
Đặc biệt, trong triều có đại học sĩ Tào Chấn Dung, do bản tính bủn xỉn vô song nên đã cùng với hoàng đế tạo nên một cặp đôi tri kỷ, hàng ngày nói chuyện vô cùng tâm đắc.
Một hôm, khi nhìn hai miếng vá bự chảng trên chiếc quần rách của Tào học sĩ, Đạo Quang đã hỏi tiền vá hết bao nhiêu. Khi họ Tào bảo ba đồng, vị hoàng đế đã không khỏi giật mình thốt lên rằng 'Trời ơi, cũng hai miếng vá y như vậy, sao phủ nội vụ tính của trẫm những năm lạng bạc'.
Hoàng đế sau đó đã hạ lệnh cho Hoàng hậu đến các cung nhân đều phải học may vá để mỗi khi áo ngài bị rách thì có thể 'tự xử' mà không mất tiền.
Trong Mãn Thanh ngoại sử có ghi lại rằng 'Đạo Quang Hoàng đế 'y phi tam hoán bất dịch'. Thượng tuần, trung tuần, hạ tuần của mỗi tháng lần lượt sẽ gọi là là thượng hoán, trung hoán, hạ hoán, hợp lại làm một tháng. Đạo Quang 'một hoán' mới đổi một bộ quần áo'.
Đạo Quang Đế còn nghĩ ra một giải pháp rằng bắt tất cả các cung nữ lẫn thái giám ra ngoài kiếm tiền nuôi thân khiến tam cung lục viện vắng như chùa bà đanh và hoàng đế cũng chả buồn vui chơi, giải trí mà chỉ suốt ngày quanh quẩn ở nhà cho đỡ tốn.
Việc cắt hết các khoản đối với Đạo Quang Đế dường như vẫn chưa đủ khi vị hoàng đế này còn tự cắt xén đi bữa trưa của mình.
Trong khi nhà bếp khốn khổ để làm món ăn cho Hoàng đế món gì, ngài cũng nhờ Tào học sĩ hỏi giá ở hàng quán bên ngoài và chê trong cung nấu đắt. Thậm chí khi thèm một quả trứng gà, vị hoàng đế này cũng phải kiềm chế vì mỗi quả có giá đến 5 lạng bạc.
Một lần thèm quá, Đạo Quang Đế đã hỏi Tào học sĩ có thích trứng gà không, vị này mới hồ hởi nói rằng 'Dạ có, trứng gà bổ lắm, sáng nào thần cũng phải ăn 4 quả trứng chần'.
Lúc này, hoàng đế không khỏi ngạc nhiên khi cho rằng 'Dạ có, trứng gà bổ lắm, sáng nào thần cũng phải ăn 4 quả trứng chần'.
Vị Tào học sĩ này giải thích rằng không tốn đến thế do trứng gà nhà ông ta đẻ chứ không phải đi mua. Chính vì thế hoàng đế mừng quá bền sai nội thị ra ngoài mua gà mái về nuôi để chúng đẻ trứng cho ngài ăn nhưng khi nghe nói mỗi con gà có giá 24 lạng bạc, ngài đành nhịn.
Trong cung, hoàng đế này còn ban hành quy định rằng ngoại trừ thái hậu, hoàng đế và hoàng hậu thì những người khác trong hoàng thất không được ăn thịt trừ dịp lễ tết. Các phi tần bình thường cũng không được dùng đồ trang điểm và diện y phục gấm vóc.
Nhằm tiết kiệm mua dầu thắp đèn, cả hoàng đế lẫn hoàng hậu đều lên giường ngủ ngay sau khi ăn xong. Tiệc mừng sinh thần của hoàng đế, sinh thần của hoàng hậu hay những ngày lễ lớn trong năm thì đều bị huỷ bỏ.
Thời điểm còn tại vị, việc tổ chức hôn lễ cho các Hoàng tử được tiến hành vô cùng giản lược. Hoàng đế khi còn còn yêu cầu nhà gái không được dùng của hồi môn xa hoa, nếu cố tình thì không những không được đáp lễ mà còn bị xử phạt.
Năm 1828, Ngọ Môn tiến hành lễ dâng tù binh, Đạo Quang Đế lúc này trong lòng vui mừng khôn xiết đã làm ra một hành động vĩ đại khi mở tiệc chiêu đãi các tướng sĩ có công dẹp giặc.
Vài ngày sau yến hội được tổ chức ở Thanh Y Viên (Di Hòa Viên sau này).
Đáng nói trong bữa tiệc các tướng sĩ chỉ được chiêu đãi một ít rau dưa, số thức ăn ít ỏi chẳng mấy mà nhanh hết và các tướng sĩ không dám ra về trước khi yến tiệc kết thúc, chỉ biết ngây người nhìn nhau.
Trong lúc bố trí phương án phòng vệ ở Tân Cương, các tướng quân vốn biết tính của Đạo Quang Đế nên chỉ dám đề cử 1 vạn 8000 lính trấn thủ. Nhưng Quang Đạo đã mặc cả xuống còn 1/3 và chỉ cho 6000 nghìn người.
Lúc này các tướng quân thấy vậy đã cho đề xuất phương án phòng thủ phía Đông nhưng Hoàng đế nghe xong đã vô cùng giận dữ, cho rằng các tướng lĩnh có ý đồ riêng nên đã bỏ bê Tân Cương.
Sau khi chiến tranh thuốc phiện nổ ra, có quan viên từng dâng tấu xin Đạo Quang Đế tăng thêm kinh phí xây dựng đội phòng thủ trên biển. Nhưng vừa nghe tới số tiền phải bỏ ra, vị hoàng đế này đã xây xẩm mặt mày và nhất quyết không đồng ý.
Sau cùng do tuyến phòng bị hải quân lỏng lẻo và không được tu bổ mà Anh quốc đã lợi dụng cơ hội để tấn công vào, khiến cho lãnh thổ Thanh triều liên tiếp bị chiếm đoạt, thậm chí bị đánh đuổi đến thận Nam Kinh.
Sau đó triều đình nhà Thanh đã buộc phải ký kết 'Điều ước Nam Kinh' và phải bồi thường thêm 2.100 vạn cho Anh Quốc.