Theo truyền thông Trung Quốc, nhục thân này là thi thể của thiền sư (Ci Xian), một nhà sư vĩ đại được người đời tôn sùng vì có công lao đi từ Ấn Độ thời cổ đại sang Trung Quốc để truyền bá Phật giáo. Vào năm 2017, các chuyên gia tiến hành chụp CT cho xác ướp mạ vàng của thiền sư Từ Hiền.
Buổi chụp CT cấu trúc nhục thân thi thể nhà sư diễn ra ngay tại chùa Dinghui, ở Vũ Hán, phía bắc tỉnh Hà Bắc, trước sự chứng kiến của các nhà sư, phật tử và các cơ quan truyền thông báo chí.
Mọi người đều hết sức kinh ngạc khi nhục thân thiền sư Ci Xian vẫn còn được bảo quản nguyên vẹn bộ xương, và cả bộ não.
"Chúng tôi kiểm tra phần xương của thiền sư và thấy vẫn khỏe mạnh như người bình thường. Hàm trên, răng trên, xương sườn và các khớp vẫn hoàn chỉnh như người mới qua đời. Điều này thật đáng kinh ngạc", bác sĩ Wu Yongqing nói sau khi chụp CT.
Theo các tài liệu cổ, thiền sư Từ Hiền sinh ra và lớn lên tại Ấn Độ. Thiền sư sống thời vương triều Khitan - Khiết Đan (916-1125) và đến truyền bá triết lý Phật giáo tại vùng đông bắc của Trung Quốc ngày nay, gần bán đảo Triều Tiên.
Thiền sư được cho là đã dịch 10 kinh sách Phật giáo sang tiếng Trung. Sau này, ngài được vua Khiết Đan phong là Quốc sư. Một số bản dịch của thiền sư này được khắc trên đá và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Theo nhà sư trụ trì Du ở chùa Định Huệ, các nhà sư cổ đại bảo tồn nhục thân những bậc cao tăng bằng phương pháp tự nhiên. Thông thường, một đại sư có thể dự đoán thời điểm viên tịch. Đại sư sẽ thông báo cho các đệ tử nếu muốn hỏa táng hoặc bảo quản thi thể.
Để bảo quản thi thể đại sư, các đệ tử đặt nhục thân vào bên trong một vại gốm lớn chứa đầy nguyên liệu chống ăn mòn có nguồn gốc tự nhiên. Sau 3 năm, các đệ tử sẽ chuyển nhục thân ra khỏi vại. Khi đó, nếu nhục thân không phân hủy, họ sẽ phủ một loại bột nhão đặc biệt làm từ gạo lên hài cốt để tạo ra "nhục thân Phật", xem như các thiền sư này đã đắc đạo.