Nếu như Hội An nổi tiếng với chùa Cầu, Ninh Bình nổi tiếng cầu ngói Phát Diện... thì cầu ngói Chợ Lương, Hải Hậu, Nam Định chính là di tích lịch sử nổi tiếng của mảnh đất Thành Nam.
Hơn 500 năm tồn tại, cây cầu ngói chợ Lương đã lọt vào trong TOP những cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam khi vẫn giữ được vẻ đẹp cổ xưa và hình dáng như ban đầu. Ảnh: FB
Với hơn 500 năm tuổi, vượt theo dòng thời gian, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Cây cầu chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.
Trải qua 5 thế kỷ, cầu ngói chợ Lương vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu. Trên đầu cầu có 4 con nghê, đứng đầu trong các con vật trông coi, thể hiện sự vững chãi.
Cầu gồm 9 gian với chất liệu gỗ lim được dựng trên 36 cột, cong cong như con rồng vươn lên phương Bắc.
Cầu ngói chợ Lương Nam Định là 1 trong 3 cây cầu đẹp nhất miền Bắc với quy mô bao gồm: 9 gian, phía dưới được đỡ bởi 18 cột đá được xếp thành 6 hàng.
Từ mấy trăm năm nay, cây cầu là nơi qua lại của người dân khi đi chợ Lương, đi chùa Lương lễ Phật. Cầu còn là nơi ngồi hóng gió, ngắm trăng, hò hẹn của nhiều đôi nam nữ.
Cầu ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh. Đây là 1 trong những cụm di tích văn hóa, lịch sử gồm: "Chùa Lương - Cầu Ngói - Đình Phong Lạc" rất nổi tiếng của mảnh đất Quần Anh xưa và đã từng được Vua Lê tặng 4 chữ: 'Mỹ tục khả phong'. Ảnh: FB
Theo ông Nguyễn Thanh Tiêu, cán bộ BQL di tích xã Hải Anh (Hải Hậu) cho biết, ngày trước từng có tin đồn dưới cầu có kho chứa vàng, bạc, châu báu… của một người địa chủ xưa chôn giấu. Bởi vậy, một thời gian, đã có những người dân xuống lòng sông, đoạn dưới chân cầu để tìm kiếm.
Cầu ngói Hải Hậu Nam Định đã thu hút nhiều khách du lịch về đây tham quan và ghi lại dấu ấn cổ xưa của cây cầu ngói qua những bức ảnh kỷ niệm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Tiêu, khẳng định, những thông tin trên chỉ là tin đồn thiếu căn cứ. Không hề có vàng, bạc nào dưới chân cầu.
500 năm trước, cây cầu Ngói nổi tiếng Nam Định đã được kỳ công xây dựng theo dáng 'Thượng gia hạ kiều' (trên nhà dưới cầu). Ảnh: FB
Trên VietNamNet dẫn lời ông Chinh, Phụ trách văn hóa xã Hải Anh (Hải Hậu), cho biết: "Năm 1990, cầu Ngói được xếp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia cùng đền Thủy Tổ, chùa Lương (trăm gian). Hàng năm, cầu đón nhiều đoàn khách nước ngoài từ Pháp, Anh… về tìm hiểu kiến trúc, tham quan".
Ban đầu, cầu được lợp bối (cỏ tranh dùng làm mái nhà). Khi trùng tu, cầu được lợp lại bằng ngói. Ảnh: VNN