Ở vùng đồng bằng Okavango của Botswana (quốc gia phía nam châu Phi), các chuyên gia các nghiên cứu và thử nghiệm một phương pháp "tâm lý học' cho động vật hoang dã để giúp chúng có thể bảo vệ được bản thân.
Con bò sở hữu "mắt thần" (ảnh internet)
Theo đó, tình hình tại đây đang diễn ra theo chiều hướng các loài săn mồi "khét tiếng" trên thảo nguyên như sư tử, báo hoa mai, linh cẩu đốm, báo gêpa (mệnh danh là 'ông vua tốc độ') và chó hoang châu Phi... luôn rình mò và ăn thịt các loài gia súc, gia cầm mà người dân nơi đây chăn thả tự do.
>> Xem thêm: Máy bay gặp nạn cách đây 35 năm bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Nhật Bản
Để bảo vệ tài sản của chính mình, con người đã xây dựng tường rào hoặc vô tình giết hại những con vật săn mồi. Chính điều này đã gây ra thách thức lớn về hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng các loài trên toàn cầu.
Những con bò được vẽ mắt ít bị ăn thịt hơn (ảnh internet)
Sau khi nghiên cứu họ đã thử nghiệm với phương pháp vẽ lên mình gia súc (cụ thể là bò) những con mắt giả đóng vai trò là tín hiệu chống động vật săn mồi tấn công. Nhận thấy con mắt và cái nhìn có khả năng thay đổi hành vi của con người, các nhà khoa học đã ngay lập tức thử nghiệm điều tương tự ở động vật.
>> Xem thêm: Rùng mình màn khai quật nghĩa địa tập thể thời Trung Cổ, với cách chôn cất đặc biệt
2.061 con gia súc thuộc 14 đàn đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả, những con gia súc được trong cùng một đàn được sơn mắt giả có khả năng sống sót cao hơn so với gia súc được đánh dấu chéo, hoặc không được vẽ mắt giả.
Người dân "xăm" mắt cho bò (ảnh internet)
Trên thực tế, không có con nào trong số 683 con "bò vẽ mắt" bị ăn thịt bởi những kẻ săn mồi phục kích trong suốt cuộc nghiên cứu kéo dài 4 năm, trong khi 15 con (trong số 835 con) không sơn và 4 (trong số 543 con) con có sơn chữ thập lại bị ăn thịt.
>> Xem thêm: Sống gần hết đời cụ ông thú nhận bị người ngoài hành tinh tán tỉnh đến nỗi có tới 60 đứa con
Lý giải về nguyên nhân giúp những con bò có "mắt thần" sống sót, các nhà khoa học cho biết mắt giả như đang "chiếu tướng" khiến các loài săn mồi thay đổi hành vi, làm giảm động cơ tội phạm.