Hãng thông tấn Reuters cho biết, các nhà nghiên cứu mới đây đã giải mã bí ẩn về loài cá đen sống trong sâu thẳm của dại dương.
Theo các nhà nghiên cứu, những loài sinh vật như cá răng nanh, rồng đen Thái Bình Dương, cá biển đen... đã tự mình biến đổi hình dạng và kích thước cũng như những sắc tố trên da của mình để chỉ có thể phản chiếu ít hơn 0,5% lượng ánh sáng chiếu vào chúng.
Những phát hiện này dựa trên quá trình nghiên cứu 16 loài phù hợp với những đặc điểm này.
Chúng đã phân thành 6 hạng mục, mỗi hạng mục được xem là một nhóm lớn các loài có chung lịch sử tiến hóa nhằm thể hiện sự biến đổi này phát triển một cách độc lập giữa các loài với nhau.
'Trong một đại dương sâu thẳm và rộng mở, sẽ không có nơi nào để ẩn nấp và có rất nhiều kẻ săn mồi đói khát', nhà nghiên cứu động vật học Karen Osborn thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Viện Smithsonian ở thủ đô Washington D.C, Mỹ, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra, có rất ít ánh sáng Mặt Trời có thể xuyên qua độ sâu hơn 200 mét dưới bề mặt của đại dương, tỏng khi nhiều loài sinh vật có thể cư trú ở độ sau đến 5.000 mét so với mặt biển.
Ở những độ sâu này, phát quang sinh học - khả năng phát xạ ánh sáng của các sinh vật sống, là nguồn sáng duy nhất.
Nhiều loài cá siêu đen có khả năng phát quang sinh học trên cơ thể chúng nhằm dụ dỗ con mồi.
Da của loài cá này được xem là một trong những vật liệu đen nhất được biết đến.
Loài cá này có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt đến ngay cả dưới ánh nắng mạnh nhất, chúng nhìn cũng chỉ như những cái bóng.
Đây là điều mà nhà nghiên cứu Karen Osborn phát hiện ra khi bà cố gắng chụp ảnh những loại cá này sau khi chúng được đưa lên trên mặt biển.
>>> Xem thêm: Phát hiện mộ cổ với xác người phụ nữ mặc long bào có vết máu đầy bí ẩn
Theo bà Osborn giải thích 'Các phân tử sắc tố trên da chúng có kích cỡ và hình dạng hoàn hảo để nghiền nát những nguồn sáng không thể hấp thụ. Các phân tử ấy được xếp thành từng lớp mỏng, nhưng gom lại thành mảng dày. Vậy nên thay vì phản xạ, chúng tán xạ ánh sáng ra thành nhiều lớp mỏng, như thể một dạng bẫy ánh sáng.
Cơ chế để tạo ra những sinh vật siêu đen mỏng và linh hoạt này có thể được sử dụng để tạo ra các vật liệu siêu đen cho ngành quang học công nghệ cao hoặc làm vật liệu ngụy trang cho các hoạt động vào ban đêm'.